Tiến sỹ Haggroth (Thụy Điển) phân tích, kinh tế Việt Nam phát triển đã giúp cải thiện được mức sống cho người dân, tuy nhiên việc chuyển đổi của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế.
Tại Hội thảo "Vai trò của quản lý Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường," tổ chức ngày 18/1, tại Hà Nội, tiến sỹ Haggroth nêu rõ, một số hạn chế như mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường vẫn cần được xem xét, đặc biệt là phạm vi của khu vực nhà nước trong mối quan hệ với khu vực tư nhân và việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.
Hội thảo nhằm đề xuất một chương trình hợp tác nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến thể chế kinh tế; đồng thời, thảo luận một số vấn đề để chuẩn bị tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện định hướng phát triển cải cách công tác quản lý nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM, việc đổi mới vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước trong thời gian vừa qua có những chuyển biến tích cực góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu xóa đói giảm nghèo đáng kể, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường để đạt được những thành quả phát triển bền vững, Việt Nam cần có những nỗ lực tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước.
Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, để nâng cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần có sự thay đổi với việc giảm dần sở hữu công sang sở hữu tư đi kèm một cơ chế kiểm soát tốt. Tìm cách để nền kinh tế phát triển không nhất thiết phải dựa nhiều vào các nguồn lực của nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế khác.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung vào thảo luận các vấn đề như cơ cấu thể chế vĩ mô và vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức dân sự trong nền kinh tế thị trường; Nguyên tắc chung về cung cấp dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường.
Hội thảo do Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tổ chức SIDA (Thụy Điển) tổ chức./.
Tại Hội thảo "Vai trò của quản lý Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường," tổ chức ngày 18/1, tại Hà Nội, tiến sỹ Haggroth nêu rõ, một số hạn chế như mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường vẫn cần được xem xét, đặc biệt là phạm vi của khu vực nhà nước trong mối quan hệ với khu vực tư nhân và việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.
Hội thảo nhằm đề xuất một chương trình hợp tác nghiên cứu về một số vấn đề liên quan đến thể chế kinh tế; đồng thời, thảo luận một số vấn đề để chuẩn bị tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện định hướng phát triển cải cách công tác quản lý nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM, việc đổi mới vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước trong thời gian vừa qua có những chuyển biến tích cực góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu xóa đói giảm nghèo đáng kể, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường để đạt được những thành quả phát triển bền vững, Việt Nam cần có những nỗ lực tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước.
Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, để nâng cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần có sự thay đổi với việc giảm dần sở hữu công sang sở hữu tư đi kèm một cơ chế kiểm soát tốt. Tìm cách để nền kinh tế phát triển không nhất thiết phải dựa nhiều vào các nguồn lực của nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế khác.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung vào thảo luận các vấn đề như cơ cấu thể chế vĩ mô và vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức dân sự trong nền kinh tế thị trường; Nguyên tắc chung về cung cấp dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường.
Hội thảo do Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tổ chức SIDA (Thụy Điển) tổ chức./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)