Việt Nam cần thiết kế và thành lập một Quỹ bảo lãnh vốn vay biên mậu, có thể từ nguồn của nhà tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật nhằm cung cấp khoản bảo lãnh ưu đãi và đào tạo tập huấn cho ngân hàng thương mại về các khoản vay kinh doanh vi mô và nhỏ.
Đây là khuyến nghị quan trọng trong số 13 khuyến nghị được các chuyên gia thực hiện Dự án tăng cường dịch vụ biên giới và hướng dẫn cho SMEs trong hoạt động thương mại biên giới (ADB RETA 7380) đưa ra tại hội thảo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/4 tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia ADB, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hoạt động thương mại biên mậu Việt-Trung, bên cạnh việc thành lập quỹ bảo lãnh vốn vay biên mậu, các cơ quan chức năng Việt Nam cần thiết kế thành lập Chương trình thương mại biên mậu (CBTFs) cho phép ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vi mô mở rộng việc cho vay kinh doanh cỡ vi mô và nhỏ, gồm cả việc đào tạo tập huấn cho ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp loại vi mô, SMEs được gắn kết với chương trình nâng cao kỹ năng.
Bên cạnh đó, tổ chuyên trách về thông tin biên mậu (BTIDs) tại Lạng Sơn và tại khu biên giới quan trọng khác cần được thành lập và phát triển thành các trung tâm thông tin biên mậu (BTICs) để cung cấp các thông tin cần thiết về các sản phẩm tài chính và dịch vụ kinh doanh sẵn có cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biên mậu.
Đặc biệt, với thực tế thời gian thông quan hàng hóa tại biên giới Việt-Trung thường lên tới 1-2 ngày và đều có liên quan đến hải quan, giải pháp cần triển khai chính là phát huy sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa BTIDs và nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh tại mỗi biên giới để cùng phối hợp nhằm hài hòa những rào cản hành chính và hướng đến sự phù hợp với Tổ chức Hải quan thế giới.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công Thương) cho biết những năm gần đây, tổng kim ngạch thương mại biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc tăng với tốc độ trung bình 26%/năm.
Tuy nhiên, tiềm năng cho việc mở rộng phát triển thương mại biên giới Việt-Trung chưa được khai thác triệt để do chưa có các chính sách cụ thể để phát triển mặt hàng cũng như phát triển phương thức kinh doanh, chưa có chính sách về tiền tệ ngân hàng về phát triển các chủ thể hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại biên giới còn hạn chế do chưa có sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khảo sát thị trường và các thông tin cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến, chưa có các dịch vụ tư vấn kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Hơn nữa, cơ sở vật chất thương mại tại hầu hết các cửa khẩu thương mại biên giới Việt-Trung còn hạn chế, các công trình cơ bản như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu mua bán hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu đều yếu và thiếu, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thấp kém.
Trong khi đó, các đối tượng tham gia vào hoạt động thương mại biên giới chủ yếu là các doanh nghiệp vừa nhỏ, quy mô hàng hóa nhỏ, mang tính thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, các doanh nghiệp mạnh ai người ấy làm, tự cạnh tranh lẫn nhau, chưa hậu thuẫn được cho nhau để tạo thành kênh lưu thông thông suốt.
Vì vậy, dự án ADB RETA 7380 được triển khai sẽ giúp tăng cường hoạt động thương mại biên mậu, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế-thương mại-dịch vụ qua biên giới hai nước, tăng cường mối quan hệ truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo khu vực biên giới miền núi, vùng sâu vùng xa khu vực biên giới Việt-Trung./.
Đây là khuyến nghị quan trọng trong số 13 khuyến nghị được các chuyên gia thực hiện Dự án tăng cường dịch vụ biên giới và hướng dẫn cho SMEs trong hoạt động thương mại biên giới (ADB RETA 7380) đưa ra tại hội thảo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/4 tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia ADB, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hoạt động thương mại biên mậu Việt-Trung, bên cạnh việc thành lập quỹ bảo lãnh vốn vay biên mậu, các cơ quan chức năng Việt Nam cần thiết kế thành lập Chương trình thương mại biên mậu (CBTFs) cho phép ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vi mô mở rộng việc cho vay kinh doanh cỡ vi mô và nhỏ, gồm cả việc đào tạo tập huấn cho ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp loại vi mô, SMEs được gắn kết với chương trình nâng cao kỹ năng.
Bên cạnh đó, tổ chuyên trách về thông tin biên mậu (BTIDs) tại Lạng Sơn và tại khu biên giới quan trọng khác cần được thành lập và phát triển thành các trung tâm thông tin biên mậu (BTICs) để cung cấp các thông tin cần thiết về các sản phẩm tài chính và dịch vụ kinh doanh sẵn có cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biên mậu.
Đặc biệt, với thực tế thời gian thông quan hàng hóa tại biên giới Việt-Trung thường lên tới 1-2 ngày và đều có liên quan đến hải quan, giải pháp cần triển khai chính là phát huy sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa BTIDs và nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh tại mỗi biên giới để cùng phối hợp nhằm hài hòa những rào cản hành chính và hướng đến sự phù hợp với Tổ chức Hải quan thế giới.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công Thương) cho biết những năm gần đây, tổng kim ngạch thương mại biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc tăng với tốc độ trung bình 26%/năm.
Tuy nhiên, tiềm năng cho việc mở rộng phát triển thương mại biên giới Việt-Trung chưa được khai thác triệt để do chưa có các chính sách cụ thể để phát triển mặt hàng cũng như phát triển phương thức kinh doanh, chưa có chính sách về tiền tệ ngân hàng về phát triển các chủ thể hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại biên giới còn hạn chế do chưa có sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khảo sát thị trường và các thông tin cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến, chưa có các dịch vụ tư vấn kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Hơn nữa, cơ sở vật chất thương mại tại hầu hết các cửa khẩu thương mại biên giới Việt-Trung còn hạn chế, các công trình cơ bản như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu mua bán hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu đều yếu và thiếu, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thấp kém.
Trong khi đó, các đối tượng tham gia vào hoạt động thương mại biên giới chủ yếu là các doanh nghiệp vừa nhỏ, quy mô hàng hóa nhỏ, mang tính thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, các doanh nghiệp mạnh ai người ấy làm, tự cạnh tranh lẫn nhau, chưa hậu thuẫn được cho nhau để tạo thành kênh lưu thông thông suốt.
Vì vậy, dự án ADB RETA 7380 được triển khai sẽ giúp tăng cường hoạt động thương mại biên mậu, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế-thương mại-dịch vụ qua biên giới hai nước, tăng cường mối quan hệ truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo khu vực biên giới miền núi, vùng sâu vùng xa khu vực biên giới Việt-Trung./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)