Nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan vừa thành công tốt đẹp, trước khi rời Hà Nội, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Sayakane Sisouvong, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN.
- Ông đánh giá thế nào về những đóng góp của Việt Nam kể từ khi gia nhập ASEAN và đặc biệt là trong năm 2010 này khi Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN?
Ông Sayakane Sisouvong: Việt Nam luôn là một thành viên quan trọng của ASEAN kể từ khi chính thức gia nhập khối năm 1995. Trên thực tế chỉ sau đó 3 năm Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm giao trọng trách Chủ tịch ASEAN và lần này, năm 2010, là lần thứ hai Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN.
Rõ ràng là Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đảm nhiệm vai trò đầu tàu của khối, đóng góp vào sự phát triển của ASEAN, cũng như hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
Trong những năm trước đây và đặc biệt là trong năm 2010 này, tôi đã được chứng kiến những đóng góp quan trọng của Việt Nam cho sự phát triển của ASEAN. Cũng như năm 1998 khi tôi đến đây trong thời gian Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên, Việt Nam luôn chứng tỏ là một nước chủ nhà mến khách, công tác điều phối và chuẩn bị cho các hội nghị luôn được tổ chức một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.
Nhưng trên tất cả, với tư cách là đầu tàu của ASEAN, Việt Nam đã có những sáng kiến, những đóng góp cho các vấn đề quan trọng để giúp ASEAN triển khai thành công nhiều lĩnh vực hợp tác bản lề. Tôi chắc chắn rằng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển không những của khối ASEAN mà cả với cộng đồng quốc tế.
- Ông nhận xét thế nào về sự phát triển của khối ASEAN trong những năm qua, cũng như vai trò hiện nay của ASEAN trên trường quốc tế?
Ông Sayakane Sisouvong: Trước tiên tôi xin nhấn mạnh rằng ASEAN là một khối liên kết có lịch sử lâu đời. Khi mới được thành lập năm 1967, ASEAN chỉ có 6 nước thành viên và chủ yếu hoạt động trong nội khối.
Từ đầu thập niên 1990, ASEAN bắt đầu có những chuyển biến sâu rộng với sự gia nhập của một loạt các nước thành viên mới như Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi các nước thành viên của khối thông qua Hiến chương chung vào tháng 12/2008, ASEAN thực sự bước vào một thời kỳ mới với những thay đổi sau sắc.
Trước đây, do chưa có một văn bản pháp lý chung nên ASEAN chưa thực sự đưa ra được mục tiêu để xây dựng khối này thành một cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết với việc ra đời của Hiến chương ASEAN và chúng tôi dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trên cơ sở ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị và An ninh; Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sự ra đời của Hiến chương ASEAN đã giúp các nước thành viên triển khai được nhiều hoạt động, nhiều dự án giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khối, đặc biệt là khoảng cách về phát triển kinh tế.
Ngoài ba trụ cột như tôi đã nói ở trên, chúng ta còn có Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI), trong đó kế hoạch công tác IAI giai đoạn một (2002-2008) đã hoàn thành và giai đoạn hai của Sáng kiến này cũng đã được các thành viên của ASEAN thông qua.
IAI được lãnh đạo các nước ASEAN đề ra năm 2000 tại Singapore nhằm hỗ trợ các nước thành viên mới gia nhập khối thu hẹp khoảng cách phát triển và đẩy nhanh các bước hội nhập. Đó là một minh chứng cho thấy các nước thành viên ASEAN đã hỗ trợ và giúp đỡ nhau như thế nào.
Mặc dù vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn các thành viên là các nước đang phát triển nhưng ASEAN vẫn luôn được cộng đồng quốc tế và các nước bạn bè công nhận là một trong những tổ chức khu vực quan trọng nhất, hoạt động hiệu quả nhất, đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu.
Ví dụ, trong buổi làm việc giữa các thành viên ASEAN với Tổng thư ký Liên hợp quốc tại hội nghị lần này, ngài Ban Ki-moon đã thừa nhận vai trò quan trọng của ASEAN trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và hợp tác trên thế giới, đồng thời đề nghị khối ASEAN tiếp tục đưa ra những sáng kiến phù hợp, đóng góp vào việc thúc đẩy hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
- Theo ông, đâu là những chiến lược trọng tâm của ASEAN nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các đối tác trong khu vực và trên thế giới?
Ông Sayakane Sisouvong: Ngay từ khi được thành lập, ASEAN luôn nhất quán trong chính sách trung lập, chính sách hợp tác bình đẳng với tất cả các đối tác. Chính sách đối ngoại của ASEAN đã chứng minh cho cộng đồng quốc tế, cho các đối tác đối thoại rằng ASEAN có thể đưa ra được những đóng góp tích cực, đưa ra được những sáng kiến quan trọng để mở ra các cơ hội hợp tác với các đối tác.
Đó cũng là những cơ sở để giúp các nước đối tác chia sẻ và trao đổi quan điểm, kinh nghiệm. Ví dụ như khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 làm chao đảo khu vực , khối ASEAN đã ngay lập tức tổ chức một hội nghị với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xử lý khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trên.
Ví dụ trên cho thấy ASEAN, thông qua những chính sách nhất quán của mình, hoàn toàn có thể tiếp tục đóng góp cho cộng đồng quốc tế, khẳng định với các đối tác rằng chúng ta không những mở rộng vòng tay hợp tác với họ mà còn tạo ra những cơ hội cho các đối tác.
Đã có nhiều sáng kiến hợp tác được ASEAN đưa ra trong các hội nghị với các đối tác quan trọng trong những ngày qua bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 và chắc chắn chúng ta sẽ làm hết sức mình để cụ thể hóa những ý tưởng đó trong tương lai.
- Xin ông cho biết đôi nét về những kết quả đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này?
Ông Sayakane Sisouvong: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 là sự tiếp nối của những nỗ lực mà các thành viên ASEAN đã phấn đấu trong suốt những năm qua vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. Một trong những dấu mốc quan trọng tại hội nghị lần này là việc thông qua Kế hoạch tổng thế Kết nối ASEAN.
Kế hoạch này tập trung vào chiến lược dài hạn của khu vực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ mang tính thể chế và kết nối nhân dân giữa các nước trong khối với nhau. Đây là một trong những kế hoạch quan trọng chứng minh những đóng góp thiết thực của ASEAN vào sự ổn định, hòa bình lâu dài và hợp tác tốt đẹp giữa các nước thành viên trong tương lai.
Đây cũng là một phần quan trọng của lộ trình mà chúng tôi gọi là cấu trúc khu vực. ASEAN muốn khẳng định rằng song song với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, chúng tôi cũng có thể đóng góp cho thế giới trong việc tạo dựng một cấu trúc khu vực phù hợp.
Ngoài ra, một trong những thành công nữa của hội nghị lần này trong các lĩnh vực hợp tác đó là việc tổ chức hội nghị với các đối tác lớn trên thế giới, đặc biệt là hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với 8 đối tác, được tổ chức cách đây vài tuần tại Hà Nội.
Hội nghị này là một phần trong nỗ lực tổng thể của ASEAN, qua đó cho thấy ASEAN có thể đóng một vai trò quan trọng, đóng góp cho hòa bình và ổn định, cũng như sự hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Lãnh đạo các nước ASEAN nhất trí sẽ thống nhất với các Đối tác Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) chính thức mời Tổng thống Nga và Mỹ tham gia EAS kể từ năm tới.
- Xin cảm ơn ông!
- Ông đánh giá thế nào về những đóng góp của Việt Nam kể từ khi gia nhập ASEAN và đặc biệt là trong năm 2010 này khi Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN?
Ông Sayakane Sisouvong: Việt Nam luôn là một thành viên quan trọng của ASEAN kể từ khi chính thức gia nhập khối năm 1995. Trên thực tế chỉ sau đó 3 năm Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm giao trọng trách Chủ tịch ASEAN và lần này, năm 2010, là lần thứ hai Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN.
Rõ ràng là Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đảm nhiệm vai trò đầu tàu của khối, đóng góp vào sự phát triển của ASEAN, cũng như hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
Trong những năm trước đây và đặc biệt là trong năm 2010 này, tôi đã được chứng kiến những đóng góp quan trọng của Việt Nam cho sự phát triển của ASEAN. Cũng như năm 1998 khi tôi đến đây trong thời gian Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên, Việt Nam luôn chứng tỏ là một nước chủ nhà mến khách, công tác điều phối và chuẩn bị cho các hội nghị luôn được tổ chức một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.
Nhưng trên tất cả, với tư cách là đầu tàu của ASEAN, Việt Nam đã có những sáng kiến, những đóng góp cho các vấn đề quan trọng để giúp ASEAN triển khai thành công nhiều lĩnh vực hợp tác bản lề. Tôi chắc chắn rằng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển không những của khối ASEAN mà cả với cộng đồng quốc tế.
- Ông nhận xét thế nào về sự phát triển của khối ASEAN trong những năm qua, cũng như vai trò hiện nay của ASEAN trên trường quốc tế?
Ông Sayakane Sisouvong: Trước tiên tôi xin nhấn mạnh rằng ASEAN là một khối liên kết có lịch sử lâu đời. Khi mới được thành lập năm 1967, ASEAN chỉ có 6 nước thành viên và chủ yếu hoạt động trong nội khối.
Từ đầu thập niên 1990, ASEAN bắt đầu có những chuyển biến sâu rộng với sự gia nhập của một loạt các nước thành viên mới như Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi các nước thành viên của khối thông qua Hiến chương chung vào tháng 12/2008, ASEAN thực sự bước vào một thời kỳ mới với những thay đổi sau sắc.
Trước đây, do chưa có một văn bản pháp lý chung nên ASEAN chưa thực sự đưa ra được mục tiêu để xây dựng khối này thành một cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết với việc ra đời của Hiến chương ASEAN và chúng tôi dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trên cơ sở ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị và An ninh; Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sự ra đời của Hiến chương ASEAN đã giúp các nước thành viên triển khai được nhiều hoạt động, nhiều dự án giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khối, đặc biệt là khoảng cách về phát triển kinh tế.
Ngoài ba trụ cột như tôi đã nói ở trên, chúng ta còn có Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI), trong đó kế hoạch công tác IAI giai đoạn một (2002-2008) đã hoàn thành và giai đoạn hai của Sáng kiến này cũng đã được các thành viên của ASEAN thông qua.
IAI được lãnh đạo các nước ASEAN đề ra năm 2000 tại Singapore nhằm hỗ trợ các nước thành viên mới gia nhập khối thu hẹp khoảng cách phát triển và đẩy nhanh các bước hội nhập. Đó là một minh chứng cho thấy các nước thành viên ASEAN đã hỗ trợ và giúp đỡ nhau như thế nào.
Mặc dù vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn các thành viên là các nước đang phát triển nhưng ASEAN vẫn luôn được cộng đồng quốc tế và các nước bạn bè công nhận là một trong những tổ chức khu vực quan trọng nhất, hoạt động hiệu quả nhất, đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu.
Ví dụ, trong buổi làm việc giữa các thành viên ASEAN với Tổng thư ký Liên hợp quốc tại hội nghị lần này, ngài Ban Ki-moon đã thừa nhận vai trò quan trọng của ASEAN trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và hợp tác trên thế giới, đồng thời đề nghị khối ASEAN tiếp tục đưa ra những sáng kiến phù hợp, đóng góp vào việc thúc đẩy hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
- Theo ông, đâu là những chiến lược trọng tâm của ASEAN nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các đối tác trong khu vực và trên thế giới?
Ông Sayakane Sisouvong: Ngay từ khi được thành lập, ASEAN luôn nhất quán trong chính sách trung lập, chính sách hợp tác bình đẳng với tất cả các đối tác. Chính sách đối ngoại của ASEAN đã chứng minh cho cộng đồng quốc tế, cho các đối tác đối thoại rằng ASEAN có thể đưa ra được những đóng góp tích cực, đưa ra được những sáng kiến quan trọng để mở ra các cơ hội hợp tác với các đối tác.
Đó cũng là những cơ sở để giúp các nước đối tác chia sẻ và trao đổi quan điểm, kinh nghiệm. Ví dụ như khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 làm chao đảo khu vực , khối ASEAN đã ngay lập tức tổ chức một hội nghị với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xử lý khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trên.
Ví dụ trên cho thấy ASEAN, thông qua những chính sách nhất quán của mình, hoàn toàn có thể tiếp tục đóng góp cho cộng đồng quốc tế, khẳng định với các đối tác rằng chúng ta không những mở rộng vòng tay hợp tác với họ mà còn tạo ra những cơ hội cho các đối tác.
Đã có nhiều sáng kiến hợp tác được ASEAN đưa ra trong các hội nghị với các đối tác quan trọng trong những ngày qua bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 và chắc chắn chúng ta sẽ làm hết sức mình để cụ thể hóa những ý tưởng đó trong tương lai.
- Xin ông cho biết đôi nét về những kết quả đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này?
Ông Sayakane Sisouvong: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 là sự tiếp nối của những nỗ lực mà các thành viên ASEAN đã phấn đấu trong suốt những năm qua vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. Một trong những dấu mốc quan trọng tại hội nghị lần này là việc thông qua Kế hoạch tổng thế Kết nối ASEAN.
Kế hoạch này tập trung vào chiến lược dài hạn của khu vực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, các quan hệ mang tính thể chế và kết nối nhân dân giữa các nước trong khối với nhau. Đây là một trong những kế hoạch quan trọng chứng minh những đóng góp thiết thực của ASEAN vào sự ổn định, hòa bình lâu dài và hợp tác tốt đẹp giữa các nước thành viên trong tương lai.
Đây cũng là một phần quan trọng của lộ trình mà chúng tôi gọi là cấu trúc khu vực. ASEAN muốn khẳng định rằng song song với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, chúng tôi cũng có thể đóng góp cho thế giới trong việc tạo dựng một cấu trúc khu vực phù hợp.
Ngoài ra, một trong những thành công nữa của hội nghị lần này trong các lĩnh vực hợp tác đó là việc tổ chức hội nghị với các đối tác lớn trên thế giới, đặc biệt là hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với 8 đối tác, được tổ chức cách đây vài tuần tại Hà Nội.
Hội nghị này là một phần trong nỗ lực tổng thể của ASEAN, qua đó cho thấy ASEAN có thể đóng một vai trò quan trọng, đóng góp cho hòa bình và ổn định, cũng như sự hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Lãnh đạo các nước ASEAN nhất trí sẽ thống nhất với các Đối tác Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) chính thức mời Tổng thống Nga và Mỹ tham gia EAS kể từ năm tới.
- Xin cảm ơn ông!
Hoài Nam (TTXVN/Vietnam+)