Việt Nam sẽ tham gia tích cực vào các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, phát triển rừng nhằm hạn chế sự phát tán cácbon toàn cầu trong phạm vi có thể.
Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khẳng định như vậy tại Hội thảo Chính sách lâm nghiệp Việt Nam thực trạng và định hướng giai đoạn 2011-2015 do Tổng Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình Lâm nghiệp Việt Đức (GTZ/FP) và Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12.
Tham dự hội nghị là đại diện các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định, tư vấn chính sách trong và ngoài nước,các ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh lâm nghiệp tư nhân sẽ thảo luận và đề xuất danh mục nhóm chính sách ưu tiên, rà soát, nghiên cứu, sửa đổi xây dựng mới giai đoạn 2011-2015.
Theo ông Nhị, đây là hội thảo quan trọng nhằm góp phần cải thiện những vấn đề chính sách đã không còn phù hợp với thực tế để rừng được bảo vệ và phát triển bền vững. Trong thực tế vẫn đang có những bất cập giữa các đạo luật có liên quan đến rừng và lâm nghiệp, nhất là các đạo luật về quản lý đất đai, quản lý đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên thiên nhiên…
Xã hội hóa rừng, tăng cường giao rừng cho các cộng đồng dân cư, các tổ chức, các hội gia đình và cá nhân là chủ trương xuyên suốt trong chính sách lâm nghiệp của Việt Nam, ông Nhị khẳng định.
Tiến sĩ Juergen Hess, Giám đốc Chương trình quản lý tài nghiên thiên nhiên GTZ, đồng chủ tịch FSSP cho rằng, Việt Nam đã giành được những thành tựu lớn trong lĩnh vực lâm nghiệp , tuy vậy trong quá trình thực hiện chính sách lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 đã bộc lộ nhiều bất cập nên việc chỉnh sửa,bổ sung chính sách cho giai đoạn 2011-2015 là vấn đề cần phải được sớm giải quyết.
Theo số liệu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tính đến đầu năm 2009,diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng là 14,76 triệu ha và đất rừng đặc dụng là 2,06 triệu ha.
Tuy vậy, cũng đến thời điểm này mới giao cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị nhà nước, các tổ chức khá khoảng 70% diện tích đất lâm nghiệp nhưng trách nhiệm và quyền lợi chưa rõ ràng./.
Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khẳng định như vậy tại Hội thảo Chính sách lâm nghiệp Việt Nam thực trạng và định hướng giai đoạn 2011-2015 do Tổng Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình Lâm nghiệp Việt Đức (GTZ/FP) và Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12.
Tham dự hội nghị là đại diện các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định, tư vấn chính sách trong và ngoài nước,các ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh lâm nghiệp tư nhân sẽ thảo luận và đề xuất danh mục nhóm chính sách ưu tiên, rà soát, nghiên cứu, sửa đổi xây dựng mới giai đoạn 2011-2015.
Theo ông Nhị, đây là hội thảo quan trọng nhằm góp phần cải thiện những vấn đề chính sách đã không còn phù hợp với thực tế để rừng được bảo vệ và phát triển bền vững. Trong thực tế vẫn đang có những bất cập giữa các đạo luật có liên quan đến rừng và lâm nghiệp, nhất là các đạo luật về quản lý đất đai, quản lý đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên thiên nhiên…
Xã hội hóa rừng, tăng cường giao rừng cho các cộng đồng dân cư, các tổ chức, các hội gia đình và cá nhân là chủ trương xuyên suốt trong chính sách lâm nghiệp của Việt Nam, ông Nhị khẳng định.
Tiến sĩ Juergen Hess, Giám đốc Chương trình quản lý tài nghiên thiên nhiên GTZ, đồng chủ tịch FSSP cho rằng, Việt Nam đã giành được những thành tựu lớn trong lĩnh vực lâm nghiệp , tuy vậy trong quá trình thực hiện chính sách lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 đã bộc lộ nhiều bất cập nên việc chỉnh sửa,bổ sung chính sách cho giai đoạn 2011-2015 là vấn đề cần phải được sớm giải quyết.
Theo số liệu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tính đến đầu năm 2009,diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng là 14,76 triệu ha và đất rừng đặc dụng là 2,06 triệu ha.
Tuy vậy, cũng đến thời điểm này mới giao cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị nhà nước, các tổ chức khá khoảng 70% diện tích đất lâm nghiệp nhưng trách nhiệm và quyền lợi chưa rõ ràng./.
Ngọc Dung (Vietnam+)