Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 16/5 tại Tòa thị chính Paris (Pháp), diễn ra Hội thảo “Việt Nam - Đối tác thương mại và công nghiệp quan trọng của Pháp ở Đông Nam Á” với sự tham gia đông đảo các nhà chuyên môn, nghiên cứu, kinh tế Việt Nam và Pháp cùng các bạn bè pháp quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong nhiều năm qua và các bạn sinh viên Việt Nam đang theo học chuyên kinh tế tại Paris và các vùng lân cận.
Hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với Tòa thị chính Paris và CCIP tổ chức.
Tại đây, các đại biểu được nghe nhiều báo cáo quan trọng về các chính sách phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam trong nhiều năm qua, cũng như những kết quả của sự phát triển tốt đẹp mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nhất là trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư, do các diễn giả và chuyên gia nghiên cứu Việt Nam trình bày.
Các đại biểu cũng được cập nhật thêm nhiều thông tin về các cơ hội đầu tư, môi trường pháp lý của Việt Nam từ các nhà quản lý và giám đốc một số doanh nghiệp liên doanh Việt Nam và Pháp, được coi là những nhân chứng cùng đồng hành với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Đặc biệt trong bài phát biểu quan trọng của mình tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nêu bật những định hướng lớn trong phát triển thương mại của Việt Nam từ nay đến năm 2020 và cho biết Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, nhằm đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần so với năm 2010, đạt khoảng 500 tỷ USD, với cán cân thương mại được cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa duy trì bình quân 13-14%/năm, còn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 2011-2020. Để đạt được những mục tiêu này, Thứ trưởng cũng nêu ra 5 giải pháp cần tiến hành đồng bộ như phát triển sản xuất, phát triển thị trường, điều chính chính sách thu hút đầu tư cho thích hợp, phát triển cơ sở hạn tâng và đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng Pháp nói riêng và của Liên minh châu Âu nói chung, có vị trí và vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Trong thời gian qua, mối quan hệ này đã không ngừng tăng trưởng mặc cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, suy thoái kinh tế trên thế giới gây nên những khó khăn cho cả các phía, nhưng kim ngạch thương mại của Việt Nam sang EU năm 2011 đạt 16 tỷ dollar tăng 46%. Đầu năm 2012, dù những tác động tiêu cực của vấn đề nợ công tại một số nước khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và EU vẫn tăng trưởng tốt.
Đối với Pháp trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt hơn 500 triệu USD, dự kiến trong năm nay, sẽ đạt được hơn 1,8 tỷ USD. Việt Nam vẫn hy vọng Pháp vẫn tiếp tục là một trong những thị trường hàng đầu trong các nước EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Vừa qua hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và EU đã được ký tắt, đến nay đã được 20 nước EU chấp thuận, và phía Việt Nam đang hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để văn bản này sẽ được ký chính thức vào tháng 8/2012, nhằm tạo cơ sở pháp lý và nền tảng cho phát triển mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư… giữa Việt Nam và EU.
Về phần mình, Công sứ Bùi Tiến Huệ đánh giá cao sáng kiến tổ chức cuộc hội thảo này của thương vụ Việt Nam tại Pháp. Sau khi nêu bật những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Pháp, ông cho rằng quan hệ kinh tế Pháp-Việt cần vượt qua một “mốc mới”để cùng nhau xây dựng một “đối tác hiệu quả”, nhất là vào năm 2013 khi hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.
Hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với Tòa thị chính Paris và CCIP tổ chức.
Tại đây, các đại biểu được nghe nhiều báo cáo quan trọng về các chính sách phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam trong nhiều năm qua, cũng như những kết quả của sự phát triển tốt đẹp mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nhất là trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư, do các diễn giả và chuyên gia nghiên cứu Việt Nam trình bày.
Các đại biểu cũng được cập nhật thêm nhiều thông tin về các cơ hội đầu tư, môi trường pháp lý của Việt Nam từ các nhà quản lý và giám đốc một số doanh nghiệp liên doanh Việt Nam và Pháp, được coi là những nhân chứng cùng đồng hành với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Đặc biệt trong bài phát biểu quan trọng của mình tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nêu bật những định hướng lớn trong phát triển thương mại của Việt Nam từ nay đến năm 2020 và cho biết Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, nhằm đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần so với năm 2010, đạt khoảng 500 tỷ USD, với cán cân thương mại được cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa duy trì bình quân 13-14%/năm, còn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 2011-2020. Để đạt được những mục tiêu này, Thứ trưởng cũng nêu ra 5 giải pháp cần tiến hành đồng bộ như phát triển sản xuất, phát triển thị trường, điều chính chính sách thu hút đầu tư cho thích hợp, phát triển cơ sở hạn tâng và đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng Pháp nói riêng và của Liên minh châu Âu nói chung, có vị trí và vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Trong thời gian qua, mối quan hệ này đã không ngừng tăng trưởng mặc cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, suy thoái kinh tế trên thế giới gây nên những khó khăn cho cả các phía, nhưng kim ngạch thương mại của Việt Nam sang EU năm 2011 đạt 16 tỷ dollar tăng 46%. Đầu năm 2012, dù những tác động tiêu cực của vấn đề nợ công tại một số nước khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và EU vẫn tăng trưởng tốt.
Đối với Pháp trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt hơn 500 triệu USD, dự kiến trong năm nay, sẽ đạt được hơn 1,8 tỷ USD. Việt Nam vẫn hy vọng Pháp vẫn tiếp tục là một trong những thị trường hàng đầu trong các nước EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Vừa qua hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và EU đã được ký tắt, đến nay đã được 20 nước EU chấp thuận, và phía Việt Nam đang hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để văn bản này sẽ được ký chính thức vào tháng 8/2012, nhằm tạo cơ sở pháp lý và nền tảng cho phát triển mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư… giữa Việt Nam và EU.
Về phần mình, Công sứ Bùi Tiến Huệ đánh giá cao sáng kiến tổ chức cuộc hội thảo này của thương vụ Việt Nam tại Pháp. Sau khi nêu bật những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Pháp, ông cho rằng quan hệ kinh tế Pháp-Việt cần vượt qua một “mốc mới”để cùng nhau xây dựng một “đối tác hiệu quả”, nhất là vào năm 2013 khi hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)