Phát biểu tại cuộc họp báo về tình hình xuất khẩu và tiêu thụ lúa gạo, do Bộ Công Thương tổ chức chiều 10/8, tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong khẳng định: "Không có cơ sở để nói Việt Nam thiếu gạo."
Theo ông Phong, giá gạo bán lẻ tại phía Nam có tăng từ 500-1.000 đồng/kg trong hai ngày qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý trước tin đồn thất thiệt trên thị trường.
Hiệp hội đã chỉ đạo các công ty lương thực bán gạo với số lượng không hạn chế, mức giá không thay đổi so với trước đây; đồng thời cũng đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng được biết.
Hiệp hội cũng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên đảm bảo lượng gạo dự trữ để bình ổn thị trường, không để biến động giá, nhất là tại các đô thị lớn. Hiện lượng gạo trong kho của hai Tổng công ty Lương thực và các doanh nghiệp thành viên là gần 1,4 triệu tấn, trong khi sản lượng lúa cả năm dự kiến tương đương, thậm chí vượt năm ngoái nên sẽ không có đột biến ở thị trường trong nước.
Giá lúa thu mua ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng khá nhanh, loại thấp cấp ở mức 4.100-4.200 đồng/kg; loại tốt từ 4.500-4.800 đồng/kg; lúa chất lượng cao từ 5.200-5.500 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh khu vực này cơ bản đã thu hoạch xong lúa Hè Thu, hiện chỉ còn khoảng 350.000/1,6 triệu ha chưa thu hoạch.
Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc dự tính, sản lượng lương thực cả năm ước đạt 39 triệu tấn, đủ cung ứng cho thị trường trong nước và đảm bảo kế hoạch xuất khẩu ban đầu là 6 triệu tấn gạo.
Theo ông Trương Thanh Phong, đến nay hợp đồng xuất khẩu đã ký là 6 triệu tấn, đã giao 4,13 triệu tấn gao, đạt giá trị hơn 2 tỷ USD. Với sản lượng dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói trên, cộng với lượng gạo tồn kho thì lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khá cao. VFA đang điều hành ở mức 6 triệu tấn cả năm và sẽ xem xét linh hoạt để tiêu thụ hết lượng gạo hàng hóa.
Trước thông tin Trung Quốc nhập khẩu từ 500.000 đến 600.000 tấn gạo qua đường tiểu ngạch từ tháng 4 đến nay, tác động tới tâm lý và giá cả thu mua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: việc Trung Quốc nhập khẩu gạo qua tiểu ngạch không có gì bất ngờ và nằm trong kiểm soát của Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên có thời điểm có nhiều thương lái Việt Nam tập hợp mua gạo bán cho thương nhân Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên có phần tác động tâm lý trên thị trường. Còn qua đường chính ngạch không có sự tăng đột biến, không phải yếu tố đẩy giá lương thực lên cao như thời gian vừa qua.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên lưu ý: "Việt Nam không có chủ trương phân biệt, hạn chế nào đối với các thị trường nhập khẩu gạo, nếu thị trường Trung Quốc có nhu cầu chúng ta vẫn sẽ xuất khẩu; việc buôn bán qua đường tiểu ngạch vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành."/.
Theo ông Phong, giá gạo bán lẻ tại phía Nam có tăng từ 500-1.000 đồng/kg trong hai ngày qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý trước tin đồn thất thiệt trên thị trường.
Hiệp hội đã chỉ đạo các công ty lương thực bán gạo với số lượng không hạn chế, mức giá không thay đổi so với trước đây; đồng thời cũng đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng được biết.
Hiệp hội cũng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên đảm bảo lượng gạo dự trữ để bình ổn thị trường, không để biến động giá, nhất là tại các đô thị lớn. Hiện lượng gạo trong kho của hai Tổng công ty Lương thực và các doanh nghiệp thành viên là gần 1,4 triệu tấn, trong khi sản lượng lúa cả năm dự kiến tương đương, thậm chí vượt năm ngoái nên sẽ không có đột biến ở thị trường trong nước.
Giá lúa thu mua ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng khá nhanh, loại thấp cấp ở mức 4.100-4.200 đồng/kg; loại tốt từ 4.500-4.800 đồng/kg; lúa chất lượng cao từ 5.200-5.500 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh khu vực này cơ bản đã thu hoạch xong lúa Hè Thu, hiện chỉ còn khoảng 350.000/1,6 triệu ha chưa thu hoạch.
Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc dự tính, sản lượng lương thực cả năm ước đạt 39 triệu tấn, đủ cung ứng cho thị trường trong nước và đảm bảo kế hoạch xuất khẩu ban đầu là 6 triệu tấn gạo.
Theo ông Trương Thanh Phong, đến nay hợp đồng xuất khẩu đã ký là 6 triệu tấn, đã giao 4,13 triệu tấn gao, đạt giá trị hơn 2 tỷ USD. Với sản lượng dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói trên, cộng với lượng gạo tồn kho thì lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khá cao. VFA đang điều hành ở mức 6 triệu tấn cả năm và sẽ xem xét linh hoạt để tiêu thụ hết lượng gạo hàng hóa.
Trước thông tin Trung Quốc nhập khẩu từ 500.000 đến 600.000 tấn gạo qua đường tiểu ngạch từ tháng 4 đến nay, tác động tới tâm lý và giá cả thu mua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: việc Trung Quốc nhập khẩu gạo qua tiểu ngạch không có gì bất ngờ và nằm trong kiểm soát của Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên có thời điểm có nhiều thương lái Việt Nam tập hợp mua gạo bán cho thương nhân Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên có phần tác động tâm lý trên thị trường. Còn qua đường chính ngạch không có sự tăng đột biến, không phải yếu tố đẩy giá lương thực lên cao như thời gian vừa qua.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên lưu ý: "Việt Nam không có chủ trương phân biệt, hạn chế nào đối với các thị trường nhập khẩu gạo, nếu thị trường Trung Quốc có nhu cầu chúng ta vẫn sẽ xuất khẩu; việc buôn bán qua đường tiểu ngạch vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành."/.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)