Trong 3 ngày từ 23 đến 25/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế kết hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức Hội thảo kỹ thuật về chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI).
Hội thảo có sự tham dự của chín nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của dịch bệnh này.
Tại ngày hội thảo đầu tiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Việt Nam sẽ hợp tác với các nước trong khu vực để cùng nghiên cứu, đưa ra những chính sách kiểm soát dịch cúm gia cầm H5N1 trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng cao bởi dịch cúm gia cầm H5N1 trong thời gian qua.
Tính đến tháng 3/2011, Việt Nam đã báo cáo có 119 ca cúm A/H5N1 ở người, trong đó có 59 ca đã tử vong. Con số này chiếm 23% tổng số ca bệnh ở người và 19% số ca tử vong được báo cáo trên thế giới.
Tuy nhiên, kể từ khi số ca trên người và gia cầm đạt đỉnh điểm vào các năm 2004-2005, số ca bị lây nhiễm cúm được báo cáo ở Việt Nam đã giảm xuống. Điều này cho thấy các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam đã phát huy tác dụng.
Ông Diệp Kỉnh Tần cũng khẳng định việc khống chế và phòng chống cúm gia cầm không thể đơn phương thực hiện được. Do đó, việc hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong kiểm soát dịch H5N1 sẽ giúp Việt Nam có những kế hoạch phòng chống cúm gia cầm hiệu quả hơn.
Theo đó, những nước trong khu vực như Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập sẽ chủ động trao đổi thông tin với nhau để cùng nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh phát triển, lây lan đến những nước khác.
Ông Hoàng Văn Năm, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết tới thời điểm này, Việt Nam được đánh giá là nước kiểm soát cúm gia cầm khá thành công.
Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương tham gia dập dịch khi có bệnh dịch xảy ra; đồng thời việc kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp trong quá trình kiểm soát dịch cúm gia cầm cũng là một thành công của Việt Nam được thế giới công nhận và học tập.
Thông tin đưa ra tại hội thảo cho thấy trong vài năm trở lại đây, một biến thể mới của virus H5N1, nhánh 2.3.2.1 đã xuất hiện và hiện và lan rộng từ Đông Nam Á tới Đông Âu, Đông Á, Nam Á.
Vắcxin phòng cúm cho gia cầm ở một số quốc gia đã không còn mang lại hiệu quả. Do đó, virus H5N1 vẫn được các nước xem là một mối đe dọa mang đến đại dịch H5N1 trên người trong thời gian tới.
Theo Tổ Chức Lương Nông Liên hợp quốc, cho dù đến nay tất cả các ca nhiễm H5N1 ở người đều do virus truyền từ gia cầm sang, nhưng nỗi lo cúm gia cầm truyền từ người sang người vẫn hiển hiện khắp nơi. virus H5N1 còn tồn tại mật độ lớn ở nhiều nước trên thế giới, xu hướng biến đổi nhanh chóng và khả năng lây nhiễm cho con người gây ra tỷ lệ tử vong cao cũng là lý do khiến các nước lo lắng.
Do đó, ông Diệp Kỉnh Tần cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mong muốn hội nghị lần này sẽ định hướng các bước tiếp theo và các biện pháp hiệu quả, thực tế để tất cả các nước cùng thực hiện. Sau đó là xây dựng chương trình ứng phó cấp quốc gia tốt, hợp tác có hiệu quả trong vùng và giữa các quốc gia để khống chế H5N1 và các bệnh nguy hiểm tiềm tàng chung giữa người và động vật.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng có những buổi làm việc với đoàn đại biểu Campuchia và Trung Quốc để đưa ra chương trình hợp tác về kiểm soát dịch bệnh tại mỗi quốc gia.
Trong đó, lên kế hoạch về một chương trình nghiên cứu vắcxin H5N1 cho từng chủng virus khác nhau, phù hợp với tình hình từng địa phương./.
Hội thảo có sự tham dự của chín nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của dịch bệnh này.
Tại ngày hội thảo đầu tiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Việt Nam sẽ hợp tác với các nước trong khu vực để cùng nghiên cứu, đưa ra những chính sách kiểm soát dịch cúm gia cầm H5N1 trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng cao bởi dịch cúm gia cầm H5N1 trong thời gian qua.
Tính đến tháng 3/2011, Việt Nam đã báo cáo có 119 ca cúm A/H5N1 ở người, trong đó có 59 ca đã tử vong. Con số này chiếm 23% tổng số ca bệnh ở người và 19% số ca tử vong được báo cáo trên thế giới.
Tuy nhiên, kể từ khi số ca trên người và gia cầm đạt đỉnh điểm vào các năm 2004-2005, số ca bị lây nhiễm cúm được báo cáo ở Việt Nam đã giảm xuống. Điều này cho thấy các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam đã phát huy tác dụng.
Ông Diệp Kỉnh Tần cũng khẳng định việc khống chế và phòng chống cúm gia cầm không thể đơn phương thực hiện được. Do đó, việc hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong kiểm soát dịch H5N1 sẽ giúp Việt Nam có những kế hoạch phòng chống cúm gia cầm hiệu quả hơn.
Theo đó, những nước trong khu vực như Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập sẽ chủ động trao đổi thông tin với nhau để cùng nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh phát triển, lây lan đến những nước khác.
Ông Hoàng Văn Năm, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết tới thời điểm này, Việt Nam được đánh giá là nước kiểm soát cúm gia cầm khá thành công.
Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương tham gia dập dịch khi có bệnh dịch xảy ra; đồng thời việc kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp trong quá trình kiểm soát dịch cúm gia cầm cũng là một thành công của Việt Nam được thế giới công nhận và học tập.
Thông tin đưa ra tại hội thảo cho thấy trong vài năm trở lại đây, một biến thể mới của virus H5N1, nhánh 2.3.2.1 đã xuất hiện và hiện và lan rộng từ Đông Nam Á tới Đông Âu, Đông Á, Nam Á.
Vắcxin phòng cúm cho gia cầm ở một số quốc gia đã không còn mang lại hiệu quả. Do đó, virus H5N1 vẫn được các nước xem là một mối đe dọa mang đến đại dịch H5N1 trên người trong thời gian tới.
Theo Tổ Chức Lương Nông Liên hợp quốc, cho dù đến nay tất cả các ca nhiễm H5N1 ở người đều do virus truyền từ gia cầm sang, nhưng nỗi lo cúm gia cầm truyền từ người sang người vẫn hiển hiện khắp nơi. virus H5N1 còn tồn tại mật độ lớn ở nhiều nước trên thế giới, xu hướng biến đổi nhanh chóng và khả năng lây nhiễm cho con người gây ra tỷ lệ tử vong cao cũng là lý do khiến các nước lo lắng.
Do đó, ông Diệp Kỉnh Tần cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mong muốn hội nghị lần này sẽ định hướng các bước tiếp theo và các biện pháp hiệu quả, thực tế để tất cả các nước cùng thực hiện. Sau đó là xây dựng chương trình ứng phó cấp quốc gia tốt, hợp tác có hiệu quả trong vùng và giữa các quốc gia để khống chế H5N1 và các bệnh nguy hiểm tiềm tàng chung giữa người và động vật.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng có những buổi làm việc với đoàn đại biểu Campuchia và Trung Quốc để đưa ra chương trình hợp tác về kiểm soát dịch bệnh tại mỗi quốc gia.
Trong đó, lên kế hoạch về một chương trình nghiên cứu vắcxin H5N1 cho từng chủng virus khác nhau, phù hợp với tình hình từng địa phương./.
Liên Phương (TTXVN)