Hội thảo góp ý báo cáo đánh giá năng lực thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em tại Việt Nam được tổ chức ngày 7/6, tại Hà Nội, do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định rằng Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của khu vực châu Á ký kết và phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em (CRC) vào ngày 20/2/1990. Chính phủ, nhân dân Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm cao trong việc chăm sóc trẻ em nói chung, thực hiện CRC nói riêng.
Trong những năm qua, dù cơ cấu tổ chức có thay đổi, nhân sự có biến động, bộ máy quản lý Nhà nước về công tác trẻ em đã cố gắng cùng toàn thể xã hội chăm sóc cho trẻ em - mầm non tương lai của đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã từng bước được bảo đảm. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường.
Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; đang thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập trung học phổ thông ở một số địa phương có điều kiện. Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng, đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thành lập nhóm nghiên cứu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước tiến hành đánh giá trên tất cả 63 tỉnh, thành phố của cả nước về năng lực của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và các cam kết CRC nói riêng để xác định điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục để có kế hoạch nâng cao năng lực cho hệ thống.
Các đại biểu dự Hội thảo đánh giá: Việt Nam có nhiều thành tựu trong việc luật hóa công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em nói chung cũng như đảm bảo quyền hợp pháp của trẻ em nói riêng. Khung luật pháp quốc gia của Việt Nam gồm nhiều các quyền của trẻ em: từ Hiến pháp, khung pháp chế về giáo dục và sức khỏe tới các luật chuyên biệt về trẻ em như Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em... Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác trong việc thực hiện CRC.
Hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đóng vai trò đầu mối chủ yếu ở công tác ra các chương trình, kế hoạch quốc gia mang tính chương trình khung cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, ban hành các chỉ số về quyền trẻ em để các bộ, ngành báo cáo lại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp vào báo cáo chung. Các hoạt động cụ thể trong việc bảo đảm quyền trẻ em vẫn thuộc quyền quản lý nhà nước của các bộ, ngành khác một cách độc lập. Nguồn nhân lực để triển khai có hiệu quả CRC còn thiếu.
Các đại biểu cho rằng để thực hiện tốt CRC sẽ xác định rõ nhiệm vụ đầu mối thực hiện của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội các cấp; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả trong việc thực hiện CRC; nâng cao nhận thức của người dân về nhiệm vụ của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội ở tất cả các cấp để đảm bảo là gia đình và trẻ em dễ bị tổn thương có thể yêu cầu các dịch vụ từ đúng các nhà cung cấp dịch vụ; thường xuyên, định kỳ tổ chức đào tạo tại chỗ cho các cán bộ đang công tác và có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm giữ chân cán bộ cũng như tạo động lực làm việc; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.../.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định rằng Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của khu vực châu Á ký kết và phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em (CRC) vào ngày 20/2/1990. Chính phủ, nhân dân Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm cao trong việc chăm sóc trẻ em nói chung, thực hiện CRC nói riêng.
Trong những năm qua, dù cơ cấu tổ chức có thay đổi, nhân sự có biến động, bộ máy quản lý Nhà nước về công tác trẻ em đã cố gắng cùng toàn thể xã hội chăm sóc cho trẻ em - mầm non tương lai của đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã từng bước được bảo đảm. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường.
Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; đang thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập trung học phổ thông ở một số địa phương có điều kiện. Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng, đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thành lập nhóm nghiên cứu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước tiến hành đánh giá trên tất cả 63 tỉnh, thành phố của cả nước về năng lực của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và các cam kết CRC nói riêng để xác định điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục để có kế hoạch nâng cao năng lực cho hệ thống.
Các đại biểu dự Hội thảo đánh giá: Việt Nam có nhiều thành tựu trong việc luật hóa công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em nói chung cũng như đảm bảo quyền hợp pháp của trẻ em nói riêng. Khung luật pháp quốc gia của Việt Nam gồm nhiều các quyền của trẻ em: từ Hiến pháp, khung pháp chế về giáo dục và sức khỏe tới các luật chuyên biệt về trẻ em như Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em... Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác trong việc thực hiện CRC.
Hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đóng vai trò đầu mối chủ yếu ở công tác ra các chương trình, kế hoạch quốc gia mang tính chương trình khung cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, ban hành các chỉ số về quyền trẻ em để các bộ, ngành báo cáo lại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp vào báo cáo chung. Các hoạt động cụ thể trong việc bảo đảm quyền trẻ em vẫn thuộc quyền quản lý nhà nước của các bộ, ngành khác một cách độc lập. Nguồn nhân lực để triển khai có hiệu quả CRC còn thiếu.
Các đại biểu cho rằng để thực hiện tốt CRC sẽ xác định rõ nhiệm vụ đầu mối thực hiện của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội các cấp; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả trong việc thực hiện CRC; nâng cao nhận thức của người dân về nhiệm vụ của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội ở tất cả các cấp để đảm bảo là gia đình và trẻ em dễ bị tổn thương có thể yêu cầu các dịch vụ từ đúng các nhà cung cấp dịch vụ; thường xuyên, định kỳ tổ chức đào tạo tại chỗ cho các cán bộ đang công tác và có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm giữ chân cán bộ cũng như tạo động lực làm việc; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.../.
Phúc Hằng (TTXVN)