Ngày 24/7, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao) tổ chức tọa đàm “10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - cái được và chưa được - định hướng tương lai.”
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phạm Cao Phong, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khẳng định di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa tăng nhanh; di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử dân tộc. Những di sản đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng hay con người địa phương, mà còn là tài sản quốc gia; phản ánh một cách tập trung và tiêu biểu nhất di sản văn hóa Việt Nam.
Tính đến nay, Việt Nam đã có bảy di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Việc này khẳng định quốc tế công nhận Việt Nam có nền văn hóa phong phú và đa dạng; mặt khác, đây là cơ hội quảng bá về những tuyệt tác văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.
Bà Sun Lei, đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu cho rằng, Việt Nam đang nỗ lực trong việc thực hiện Công ước UNESCO; qua đó, thể hiện cam kết của quốc gia trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, di sản tự nhiên của đất nước. Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể minh chứng cho vai trò của văn hóa vừa tạo động lực vừa thúc đẩy phát triển bền vững. Sự đa dạng các biểu đạt văn hóa của Việt Nam được thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của cộng đồng người Việt - một dân tộc luôn trân trọng lịch sử của đất nước cũng như kho tàng văn hóa truyền lại từ tổ tiên.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đến từ các ngành chức năng liên quan, các nhà quản lý văn hóa, đại diện các địa phương có di sản... đã tập trung đánh giá lại chặng đường 10 năm với công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam; đánh giá một cách khách quan, khoa học những việc đã làm được và chưa được, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, thách thức trong xu thế phát triển hiện nay. Đây cũng là diễn đàn để các nhà quản lý văn hóa trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác báo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam./.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phạm Cao Phong, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khẳng định di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa tăng nhanh; di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử dân tộc. Những di sản đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng hay con người địa phương, mà còn là tài sản quốc gia; phản ánh một cách tập trung và tiêu biểu nhất di sản văn hóa Việt Nam.
Tính đến nay, Việt Nam đã có bảy di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Việc này khẳng định quốc tế công nhận Việt Nam có nền văn hóa phong phú và đa dạng; mặt khác, đây là cơ hội quảng bá về những tuyệt tác văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.
Bà Sun Lei, đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu cho rằng, Việt Nam đang nỗ lực trong việc thực hiện Công ước UNESCO; qua đó, thể hiện cam kết của quốc gia trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, di sản tự nhiên của đất nước. Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể minh chứng cho vai trò của văn hóa vừa tạo động lực vừa thúc đẩy phát triển bền vững. Sự đa dạng các biểu đạt văn hóa của Việt Nam được thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của cộng đồng người Việt - một dân tộc luôn trân trọng lịch sử của đất nước cũng như kho tàng văn hóa truyền lại từ tổ tiên.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đến từ các ngành chức năng liên quan, các nhà quản lý văn hóa, đại diện các địa phương có di sản... đã tập trung đánh giá lại chặng đường 10 năm với công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam; đánh giá một cách khách quan, khoa học những việc đã làm được và chưa được, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, thách thức trong xu thế phát triển hiện nay. Đây cũng là diễn đàn để các nhà quản lý văn hóa trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác báo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam./.
Đỗ Quyên (TTXVN)