Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết mức tăng trưởng năm 2012 chỉ đạt 5,03% so với mục tiêu đặt ra từ 6-6,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp so với nhiều năm gần đây.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như đánh giá chung của Chính phủ thì tăng trưởng 5,03% là mức hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung cho ưu tiên kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong Nghị quyết đầu năm 2012, Chính phủ đã đưa ra 7 nhóm giải pháp lớn, trong đó tập trung vào nhóm giải pháp tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để tạo môi trường ổn định cho kinh tế Việt Nam về trung và dài hạn.
Theo Bộ trưởng Bùi Quanh Vinh, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung vào nhóm giải pháp thứ hai là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho, tình trạng đóng băng bất động sản, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Năm 2013, cả nước đặt mục tiêu tăng trưởng là 5,5%, đây là thách thức trong điều kiện dự báo năm 2013 tình hình kinh tế thế giới không được cải thiện nhiều, thậm chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thì Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 5,5% nếu cả nước tập trung giải quyết tốt những vướng mắc, yếu kém hiện nay của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tin rằng năm 2013, Chính phủ sẽ có kinh nghiệm để tiếp tục duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Bộ trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô đồng nghĩa với việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như tạo môi trường cho chính doanh nghiệp trong nước phát triển ổn định. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề vướng nhất chưa giải quyết được cho tăng trưởng là do cầu trong nước giảm mạnh, sản xuất đóng băng. Vì vậy, cần tạo ra nguồn cung mạnh, nhu cầu thị trường cao, đồng thời phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất như miễn giảm thuế để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giải quyết nợ xấu để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn có cơ hội tiếp tục được vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng mức dư nợ tín dụng năm 2012 mới chỉ đạt 6,45% là quá thấp so với yêu cầu, nếu không có vay vốn, không có đầu tư, không phát triển sản xuất thì không có tăng trưởng, do vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải tiếp cận được vốn ngân hàng ở mức lãi suất hợp lý hơn, thấp hơn so với hiện nay, từ đó mở ra nhu cầu thị trường để tăng nguồn cung, đồng nghĩa với việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo sự tăng trưởng xã hội./.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như đánh giá chung của Chính phủ thì tăng trưởng 5,03% là mức hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung cho ưu tiên kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong Nghị quyết đầu năm 2012, Chính phủ đã đưa ra 7 nhóm giải pháp lớn, trong đó tập trung vào nhóm giải pháp tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để tạo môi trường ổn định cho kinh tế Việt Nam về trung và dài hạn.
Theo Bộ trưởng Bùi Quanh Vinh, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung vào nhóm giải pháp thứ hai là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho, tình trạng đóng băng bất động sản, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Năm 2013, cả nước đặt mục tiêu tăng trưởng là 5,5%, đây là thách thức trong điều kiện dự báo năm 2013 tình hình kinh tế thế giới không được cải thiện nhiều, thậm chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thì Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 5,5% nếu cả nước tập trung giải quyết tốt những vướng mắc, yếu kém hiện nay của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tin rằng năm 2013, Chính phủ sẽ có kinh nghiệm để tiếp tục duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Bộ trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô đồng nghĩa với việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như tạo môi trường cho chính doanh nghiệp trong nước phát triển ổn định. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề vướng nhất chưa giải quyết được cho tăng trưởng là do cầu trong nước giảm mạnh, sản xuất đóng băng. Vì vậy, cần tạo ra nguồn cung mạnh, nhu cầu thị trường cao, đồng thời phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất như miễn giảm thuế để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giải quyết nợ xấu để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn có cơ hội tiếp tục được vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng mức dư nợ tín dụng năm 2012 mới chỉ đạt 6,45% là quá thấp so với yêu cầu, nếu không có vay vốn, không có đầu tư, không phát triển sản xuất thì không có tăng trưởng, do vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải tiếp cận được vốn ngân hàng ở mức lãi suất hợp lý hơn, thấp hơn so với hiện nay, từ đó mở ra nhu cầu thị trường để tăng nguồn cung, đồng nghĩa với việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo sự tăng trưởng xã hội./.
Thu Hà (TTXVN)