Đoàn giáo sư tiến sỹ Đại học Bách khoa Hà Nội do giáo sư Nguyễn Cảnh Lương và giáo sư Hà Mạnh Thư, điều phối viên dự án MAHEVA (Man Health Environment biodiVersity in Asia) dẫn đầu vừa có chuyến thăm và làm việc ba ngày (từ ngày 8-10/11), tại thành phố Monpellier (Pháp).
Dự án nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa 7 trường đại học châu Âu và 11 trường đại học châu Á, trong đó có Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trong thời gian ở Pháp, đoàn đã làm việc với 20 trường đại học Âu-Á. Các đối tác đã trao đổi cách thức tiến hành dự án, cách thức tuyển sinh viên từ các trường Châu Á đưa qua Châu Âu học tập, nghiên cứu; các biện pháp hỗ trợ sinh viên về visa, vé máy bay...
Thông qua việc trao đổi sinh viên và cán bộ quản lý, dự án sẽ góp phần đẩy mạnh hợp tác quan hệ về công nghệ, khoa học, kinh tế, văn hóa chính trị và giáo dục giữa châu Âu và châu Á, tăng cường giáo dục đại học và sau đại học có chất lượng cao và tiến hành các đề tài nghiên cứu bảo vệ môi trường...
10 nước châu Á gồm Việt Vam, Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Innodesia, Mông Cổ, Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines và 7 nước châu Âu là Pháp, Phần Lan, Bỉ, Thụy Điển, Italy, Ba Lan, Tây Ban nha đã tham gia dự án.
Dự án khuyến khích các sinh viên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ đến học tập và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm châu Âu, phát triển các chương trình giảng dạy mới, các nghiên cứu ứng dụng. Qua đó, các đối tác sẽ có cơ hội hợp tác trao đổi bác học trong các lĩnh vực sinh học, bảo vệ môi trường, sức khỏe.
Theo dự án này, các chương trình đại học cho sinh viên kéo dài 10 tháng, thạc sỹ kéo dài 10 tháng, nghiên cứu sinh tiến sỹ 18 tháng chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 6 tháng.
Đây là chương trình của Cộng đồng châu Âu, dành cho các đối tác đến từ các nước châu Á, là sinh viên xuất sắc và phải biết tiếng Anh./.
Dự án nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa 7 trường đại học châu Âu và 11 trường đại học châu Á, trong đó có Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trong thời gian ở Pháp, đoàn đã làm việc với 20 trường đại học Âu-Á. Các đối tác đã trao đổi cách thức tiến hành dự án, cách thức tuyển sinh viên từ các trường Châu Á đưa qua Châu Âu học tập, nghiên cứu; các biện pháp hỗ trợ sinh viên về visa, vé máy bay...
Thông qua việc trao đổi sinh viên và cán bộ quản lý, dự án sẽ góp phần đẩy mạnh hợp tác quan hệ về công nghệ, khoa học, kinh tế, văn hóa chính trị và giáo dục giữa châu Âu và châu Á, tăng cường giáo dục đại học và sau đại học có chất lượng cao và tiến hành các đề tài nghiên cứu bảo vệ môi trường...
10 nước châu Á gồm Việt Vam, Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Innodesia, Mông Cổ, Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines và 7 nước châu Âu là Pháp, Phần Lan, Bỉ, Thụy Điển, Italy, Ba Lan, Tây Ban nha đã tham gia dự án.
Dự án khuyến khích các sinh viên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ đến học tập và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm châu Âu, phát triển các chương trình giảng dạy mới, các nghiên cứu ứng dụng. Qua đó, các đối tác sẽ có cơ hội hợp tác trao đổi bác học trong các lĩnh vực sinh học, bảo vệ môi trường, sức khỏe.
Theo dự án này, các chương trình đại học cho sinh viên kéo dài 10 tháng, thạc sỹ kéo dài 10 tháng, nghiên cứu sinh tiến sỹ 18 tháng chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 6 tháng.
Đây là chương trình của Cộng đồng châu Âu, dành cho các đối tác đến từ các nước châu Á, là sinh viên xuất sắc và phải biết tiếng Anh./.
Lê Hà (Vietnam+)