Năm 2012, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ, theo ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 12 tháng để cổ phần hóa là thời gian hết sức căng thẳng, nhưng càng để lâu thì sức cạnh tranh sẽ yếu và cơ hội tăng quy mô của Tập đoàn đến càng chậm.
- Nhìn lại kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 của ngành dệt may Việt Nam, xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn để ngành đặt mục tiêu cho năm 2012 này?
Ông Lê Tiến Trường: Năm 2011 trong bối cảnh tình hình thế giới còn khó khăn, trong nước càng khó khăn hơn bởi những yếu tố đặc trưng riêng của Việt Nam, xuất khẩu đạt kết quả tương đối tốt với tổng thể kim ngạch khoảng 15,8 tỷ đô la, gồm cả xuất khẩu sợi trên 1,8 tỷ và xuất khẩu hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu trên 30% của năm nay.
Giá của năm 2011 mặt bằng chung của toàn thế giới có tăng, ngoài ra chúng ta có giữ được nhịp độ tăng trưởng về sản lượng, số lượng trên 15%, vì thế thành quả của năm 2011 rất đáng khích lệ, tuy nhiên từ kết quả năm 2011 cộng với dự báo vĩ mô năm 2012 cho thấy 2012 là 1 năm hết sức thách thức đối với các ngành xuất khẩu nói chung trong đó có dệt may.
Nhìn tổng thể chung thì kinh tế thế giới vẫn chưa có biểu hiện tốt lên. Chúng tôi nghĩ rằng nó vẫn ở trong trạng thái bất ổn và ko rõ là có tăng tốt hay ko về mặt tổng cầu. Thứ 2, sau 1 năm điều chỉnh giá tăng lên của thị trường toàn cầu thì xu thế giá cũng ở trạng thái bất ổn duy trì ở mức cao hay đi xuống chưa được xác định rõ, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng tới tổng kim ngạch.
Về mặt sản lượng chúng tôi cho rằng năm 2012 vẫn có tiềm năng để đạt được mức tăng trưởng 12% về sản lượng, tuy nhiên về tổng kim ngạch thì cần phải tính toán và phụ thuộc vào mặt bằng giá chung của thế giới. Đối với ngành dệt may Việt Nam đến giờ phút này chúng tôi quan tâm đến hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu phục vụ dệt may. Ở 2011 hiệu số này là suất siêu từ 6,5 đến 6,7 tỷ USD. Với mục tiêu đó dù trong điều kiện như thế nào thì 2012 chúng tôi sẽ cố gắng đạt mức xuất siêu của dệt may khoảng 7 tỷ USD.
- Những lợi thế cạnh tranh nào mà ngành dệt may sẽ lựa chọn trong bối cảnh thị trường thế giới đang gặp khó khăn thưa ông?
Ông Lê Tiến Trường: Đây cũng là điều mà ngành dệt may hết sức băn khoăn. Vì thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam trong năm 2012 vẫn sẽ là Mỹ, EU và Nhật Bản với cơ cấu chiếm dưới 80% tỷ trọng xuất khẩu chung toàn ngành. Các thông số mà chúng tôi thu thập được cho thấy xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 của Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức do khó khăn về vấn đề kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tại châu Âu, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công vẫn đang tiếp diễn.
Tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản có thể khá hơn năm 2011, nhưng sau những khó khăn về tài chính đang diễn ra thì khả năng chính phủ của các nền kinh tế này thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” là rất cao. Điều này có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực, làm hạn chế thị trường tiêu dùng của các nước trên. Dự báo về số lượng đơn hàng vẫn có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2007-2011.
Tuy nhiên mặt bằng giá hàng hóa dịch vụ 2012 của toàn thế giới có xu thế giảm sẽ là áp lực lớn lên đơn giá của sản phẩm dệt may nói chung. Các giải pháp đã được triển khai trong ba năm 2010, 2011, 2012, là những năm mà kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới còn đang gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi vẫn phải đi theo hướng tập trung vào thị trường ngách mà mình có lợi thế cạnh tranh tốt nhất, phục vụ tốt nhất, ở đó và lựa chọn những lợi thế mình có sản phẩm cạnh tranh cho nên sinh ra được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Lúc này cần tập trung cải thiện đầu tư theo chiều sâu chứ cũng không đủ lực, không có điều kiện tốt về nguồn vốn để thực hiện theo chiều rộng. Giải pháp căn bản là vẫn tập trung vào năng suất, giảm giá thành và đưa vào đầu tư chiều sâu để có thể đáp ứng được những mặt hàng có giá trị cao hơn, phù hợp nhất với năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
- Vậy chính sách lao động gắn với chiến lược phát triển bền vững sẽ được thực hiện thế nào để giải quyết bài toán mất cân đối về cung-cầu lao động dệt may?
Ông Lê Tiến Trường: Lao động của Việt Nam là có để phục vụ cho ngành này, vấn đề là tổ chức phân bố quy hoạch các cơ sở sản xuất may thế nào cho phù hợp, gắn liền với khu vực dân cư, tránh tình trạng dân cư phải tập trung ở các đô thị lớn, chi phí cao.
Hiện Tập đoàn Dệt may đã xây dựng chuẩn lao động của ngành này, phương châm của ngành dệt may rất dễ nhớ là "Công nhân ngành dệt may đi làm, có thu nhập đảm bảo cho đời sống của mình và ít nhất một người phụ thuộc nữa tại địa phương mình đang sống".
Đây là chỉ tiêu động, bám với thị trường, bám với mức mức sống đang lên tại từng khu vực. Tôi cũng khẳng định, dệt may không làm kinh tế đất nước tụt hậu mà chắc chắn đóng góp cho kinh tế địa phương tốt hơn.
Năm 2012, Vinatex vẫn đi theo hướng sản xuất chuyên biệt tập trung vào những ngành hàng đang có lợi thế cạnh tranh như ở những phân khúc khó và tương đối cao cấp.
- Còn thị trường nội địa sẽ được quan tâm thế nào trong năm 2012 thưa ông?
Ông Lê Tiến Trường: Về thị trường nội địa, vẫn tiếp tục vừa mở rộng kênh phân phối có trọng điểm, vừa phát triển các sản phẩm phù hợp với đặc điểm từng địa phương đồng thời tiếp tục hướng phát triển những thương hiệu cao cấp chiếm lĩnh tại các khu đô thị và triển khai thêm phân cấp trung bình tại khu vực nông thôn để tăng số lượng người sử dụng hàng Việt.
Về đầu tư ngoài ngành của Vinatex hiện chiếm 7% cơ cấu vốn, tức là khoảng 200 tỷ đồng. Trong đó tất cả các khoản đầu tư ngoài ngành này đều từ trước năm 2000 và đến thời điểm 30/12/2011 đã thoái vốn bớt 30 tỷ đồng và trong năm 2012 sẽ thoái vốn hết ngoài ngành.
Về cổ phần hóa Tập đoàn, hiện chỉ còn 5 công ty trách nhiệm hữu hạn làm cùng và quymô không lớn và công ty mẹ, nhưng 95% giá trị tài sản của công ty mẹ đã được định giá và xác định qua công tác cổ phần hóa của các công ty thành viên và giá trị của công ty mẹ chính là giá trị cổ phần còn đang nắm giữ tại công ty thành viên của mình, đã được chuẩn hóa và tham gia UpCom rồi, chứ không phải cân đo, đong đếm nữa.
Xin cảm ơn ông. Chúc ông và ngành dệt may có một năm mới thành công!./.
- Nhìn lại kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 của ngành dệt may Việt Nam, xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn để ngành đặt mục tiêu cho năm 2012 này?
Ông Lê Tiến Trường: Năm 2011 trong bối cảnh tình hình thế giới còn khó khăn, trong nước càng khó khăn hơn bởi những yếu tố đặc trưng riêng của Việt Nam, xuất khẩu đạt kết quả tương đối tốt với tổng thể kim ngạch khoảng 15,8 tỷ đô la, gồm cả xuất khẩu sợi trên 1,8 tỷ và xuất khẩu hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu trên 30% của năm nay.
Giá của năm 2011 mặt bằng chung của toàn thế giới có tăng, ngoài ra chúng ta có giữ được nhịp độ tăng trưởng về sản lượng, số lượng trên 15%, vì thế thành quả của năm 2011 rất đáng khích lệ, tuy nhiên từ kết quả năm 2011 cộng với dự báo vĩ mô năm 2012 cho thấy 2012 là 1 năm hết sức thách thức đối với các ngành xuất khẩu nói chung trong đó có dệt may.
Nhìn tổng thể chung thì kinh tế thế giới vẫn chưa có biểu hiện tốt lên. Chúng tôi nghĩ rằng nó vẫn ở trong trạng thái bất ổn và ko rõ là có tăng tốt hay ko về mặt tổng cầu. Thứ 2, sau 1 năm điều chỉnh giá tăng lên của thị trường toàn cầu thì xu thế giá cũng ở trạng thái bất ổn duy trì ở mức cao hay đi xuống chưa được xác định rõ, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng tới tổng kim ngạch.
Về mặt sản lượng chúng tôi cho rằng năm 2012 vẫn có tiềm năng để đạt được mức tăng trưởng 12% về sản lượng, tuy nhiên về tổng kim ngạch thì cần phải tính toán và phụ thuộc vào mặt bằng giá chung của thế giới. Đối với ngành dệt may Việt Nam đến giờ phút này chúng tôi quan tâm đến hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu phục vụ dệt may. Ở 2011 hiệu số này là suất siêu từ 6,5 đến 6,7 tỷ USD. Với mục tiêu đó dù trong điều kiện như thế nào thì 2012 chúng tôi sẽ cố gắng đạt mức xuất siêu của dệt may khoảng 7 tỷ USD.
- Những lợi thế cạnh tranh nào mà ngành dệt may sẽ lựa chọn trong bối cảnh thị trường thế giới đang gặp khó khăn thưa ông?
Ông Lê Tiến Trường: Đây cũng là điều mà ngành dệt may hết sức băn khoăn. Vì thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam trong năm 2012 vẫn sẽ là Mỹ, EU và Nhật Bản với cơ cấu chiếm dưới 80% tỷ trọng xuất khẩu chung toàn ngành. Các thông số mà chúng tôi thu thập được cho thấy xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 của Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức do khó khăn về vấn đề kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tại châu Âu, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công vẫn đang tiếp diễn.
Tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản có thể khá hơn năm 2011, nhưng sau những khó khăn về tài chính đang diễn ra thì khả năng chính phủ của các nền kinh tế này thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” là rất cao. Điều này có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực, làm hạn chế thị trường tiêu dùng của các nước trên. Dự báo về số lượng đơn hàng vẫn có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2007-2011.
Tuy nhiên mặt bằng giá hàng hóa dịch vụ 2012 của toàn thế giới có xu thế giảm sẽ là áp lực lớn lên đơn giá của sản phẩm dệt may nói chung. Các giải pháp đã được triển khai trong ba năm 2010, 2011, 2012, là những năm mà kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới còn đang gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi vẫn phải đi theo hướng tập trung vào thị trường ngách mà mình có lợi thế cạnh tranh tốt nhất, phục vụ tốt nhất, ở đó và lựa chọn những lợi thế mình có sản phẩm cạnh tranh cho nên sinh ra được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Lúc này cần tập trung cải thiện đầu tư theo chiều sâu chứ cũng không đủ lực, không có điều kiện tốt về nguồn vốn để thực hiện theo chiều rộng. Giải pháp căn bản là vẫn tập trung vào năng suất, giảm giá thành và đưa vào đầu tư chiều sâu để có thể đáp ứng được những mặt hàng có giá trị cao hơn, phù hợp nhất với năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
- Vậy chính sách lao động gắn với chiến lược phát triển bền vững sẽ được thực hiện thế nào để giải quyết bài toán mất cân đối về cung-cầu lao động dệt may?
Ông Lê Tiến Trường: Lao động của Việt Nam là có để phục vụ cho ngành này, vấn đề là tổ chức phân bố quy hoạch các cơ sở sản xuất may thế nào cho phù hợp, gắn liền với khu vực dân cư, tránh tình trạng dân cư phải tập trung ở các đô thị lớn, chi phí cao.
Hiện Tập đoàn Dệt may đã xây dựng chuẩn lao động của ngành này, phương châm của ngành dệt may rất dễ nhớ là "Công nhân ngành dệt may đi làm, có thu nhập đảm bảo cho đời sống của mình và ít nhất một người phụ thuộc nữa tại địa phương mình đang sống".
Đây là chỉ tiêu động, bám với thị trường, bám với mức mức sống đang lên tại từng khu vực. Tôi cũng khẳng định, dệt may không làm kinh tế đất nước tụt hậu mà chắc chắn đóng góp cho kinh tế địa phương tốt hơn.
Năm 2012, Vinatex vẫn đi theo hướng sản xuất chuyên biệt tập trung vào những ngành hàng đang có lợi thế cạnh tranh như ở những phân khúc khó và tương đối cao cấp.
- Còn thị trường nội địa sẽ được quan tâm thế nào trong năm 2012 thưa ông?
Ông Lê Tiến Trường: Về thị trường nội địa, vẫn tiếp tục vừa mở rộng kênh phân phối có trọng điểm, vừa phát triển các sản phẩm phù hợp với đặc điểm từng địa phương đồng thời tiếp tục hướng phát triển những thương hiệu cao cấp chiếm lĩnh tại các khu đô thị và triển khai thêm phân cấp trung bình tại khu vực nông thôn để tăng số lượng người sử dụng hàng Việt.
Về đầu tư ngoài ngành của Vinatex hiện chiếm 7% cơ cấu vốn, tức là khoảng 200 tỷ đồng. Trong đó tất cả các khoản đầu tư ngoài ngành này đều từ trước năm 2000 và đến thời điểm 30/12/2011 đã thoái vốn bớt 30 tỷ đồng và trong năm 2012 sẽ thoái vốn hết ngoài ngành.
Về cổ phần hóa Tập đoàn, hiện chỉ còn 5 công ty trách nhiệm hữu hạn làm cùng và quymô không lớn và công ty mẹ, nhưng 95% giá trị tài sản của công ty mẹ đã được định giá và xác định qua công tác cổ phần hóa của các công ty thành viên và giá trị của công ty mẹ chính là giá trị cổ phần còn đang nắm giữ tại công ty thành viên của mình, đã được chuẩn hóa và tham gia UpCom rồi, chứ không phải cân đo, đong đếm nữa.
Xin cảm ơn ông. Chúc ông và ngành dệt may có một năm mới thành công!./.
Đức Duy (Vietnam+)