Với mong muốn phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người, Việt Nam đã chính thức ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Việc ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc không chỉ thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam cùng các nước thực hiện quyền con người, mà còn thể hiện mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người.
Trên thực tế, những nỗ lực và thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc bảo đảm và phát huy quyền con người trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Ở Việt Nam, các quyền con người được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật; việc đảm bảo quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 chỉ rõ mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật. Cam kết về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam còn được khẳng định trong Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI: “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước và quyền làm chủ của nhân dân."
Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết thúc đẩy quyền con người thông qua thực hiện các chính sách lấy con người làm trọng tâm, vì người nghèo và đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhất cho người dân. Các chính sách này đã mang lại tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống và phúc lợi cho nhân dân. Trong hoàn cảnh khó khăn do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, Việt Nam đã nỗ lực duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 6%, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các quyền cơ bản của người dân.
Chính phủ Việt Nam ưu tiên cao cho cải cách luật pháp, hành chính và tư pháp nhằm đảm bảo tăng cường hơn nữa quyền của người dân cả trong luật pháp và thực tiễn, bao gồm quyền giám sát việc thực hiện pháp luật, tiếp cận thông tin. Vì thế, phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền là ba trụ cột trong chiến lược phát triển của Việt Nam.
Trong những năm qua, Quốc hội Việt Nam cùng với các cơ quan hữu quan đã từng bước soạn thảo, xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật làm cơ sở để bảo đảm quyền con người như Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Tố tụng dân sự sửa đổi; Luật Giáo dục đại học...
Về chính trị, ở Việt Nam, người dân được bảo đảm các quyền cơ bản về bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Việc cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử như cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII ngày 22/5/2011, với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu lên tới 99,51% đã phần nào cho thấy quyền của người dân trong vấn đề này đang được thực hiện nghiêm túc.
Vấn đề đảm bảo tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam luôn được coi trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đây cũng là vấn đề thường bị các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, bóp méo. Kể từ khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành năm 2004, đời sống tôn giáo ở Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực. Người dân được tự do sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở tôn trọng chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Nhà nước Việt Nam cũng luôn quan tâm duy trì và mở rộng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo. Tháng 5/2008, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc với sự tham dự của hàng vạn chức sắc, tín đồ và gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 71 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Hội nghị t hượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010.
Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam tiếp tục được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện cả nước có khoảng 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hơn 700 cơ quan báo chí in, khoảng 70 đài phát thanh và truyền hình t rung ương và cấp tỉnh, hơn 80 báo điện tử và hàng nghìn trang điện tử...
Báo chí ngày càng được phát huy quyền dân chủ, hoạt động cởi mở, thông thoáng, thực sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận của người dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người.
Người dân Việt Nam ngày càng được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nhất là Internet, nhằm nâng cao sự hiểu biết và đời sống tinh thần. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng nhanh nhất trong khu vực châu Á. Tính đến tháng 10 này, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người.
Ở Việt Nam, những kẻ lợi dụng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận để chống phá chính quyền, gây mất ổn định chính trị-xã hội, làm tổn hại an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đều bị trừng trị theo pháp luật.
Một trong những mục tiêu hàng đầu của việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam là không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Sau hơn 25 năm đổi mới, người dân Việt Nam đang được sống trong một đất nước có nền chính trị ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, đồng thời được hưởng những thành tựu của công cuộc đổi mới.
Hệ thống an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện và góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Những thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã thực sự gây ấn tượng với nhiều nước trên thế giới. Chỉ trong năm năm qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân không ngừng tăng, đặc biệt với trẻ em, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ số phát triển con người cũng liên tục tăng. Ngay từ năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng đáng kể. Tháng Chín vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giai đoạn 2012-2015, với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong sáu quốc gia đầu tiên trên thế giới tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình th ức phân biệt đối xử với phụ nữ và được công nhận là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam hiện đứng thứ 40 trong tổng số 188 quốc gia trên thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội. Với những nỗ lực trên, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và có triển vọng đạt được các mục tiêu còn lại.
Thực hiện chính sách hội nhập toàn diện, bao gồm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam đã và đang tiến hành đối thoại và hợp tác với các đối tác quốc tế. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tích cực tham gia cùng các nước ASEAN thúc đẩy hoạt động của Cơ quan liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). Các mối quan hệ tương tác đó cùng với các cuộc đối thoại định kỳ với một số nước là điều kiện cần thiết cho mọi giải pháp thích hợp đối với các vấn đề nhân quyền cùng quan tâm.
Ở cấp độ liên khu vực, Việt Nam cùng các nước tích cực hưởng ứng các hoạt động của ASEM nhằm thúc đẩy các quyền con người thông qua hội thảo, hội nghị về quyền con người và đối thoại giữa các tín ngưỡng. Ở cấp độ toàn cầu, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các công việc chung của cộng đồng quốc tế có liên quan đến quyền con người tại các cơ quan, diễn đàn của Liên hợp quốc.
Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người.
Từ những thành tựu đạt được trong những nỗ lực nhằm đảm bảo quyền con người ở trong nước, cùng với mong muốn chung tay cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy quyền con người, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng Việt Nam có đủ khả năng đóng góp tốt hơn vào công việc của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng.../.
Việc ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc không chỉ thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam cùng các nước thực hiện quyền con người, mà còn thể hiện mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người.
Trên thực tế, những nỗ lực và thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc bảo đảm và phát huy quyền con người trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Ở Việt Nam, các quyền con người được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật; việc đảm bảo quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 chỉ rõ mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật. Cam kết về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam còn được khẳng định trong Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI: “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước và quyền làm chủ của nhân dân."
Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết thúc đẩy quyền con người thông qua thực hiện các chính sách lấy con người làm trọng tâm, vì người nghèo và đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhất cho người dân. Các chính sách này đã mang lại tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống và phúc lợi cho nhân dân. Trong hoàn cảnh khó khăn do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, Việt Nam đã nỗ lực duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 6%, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các quyền cơ bản của người dân.
Chính phủ Việt Nam ưu tiên cao cho cải cách luật pháp, hành chính và tư pháp nhằm đảm bảo tăng cường hơn nữa quyền của người dân cả trong luật pháp và thực tiễn, bao gồm quyền giám sát việc thực hiện pháp luật, tiếp cận thông tin. Vì thế, phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền là ba trụ cột trong chiến lược phát triển của Việt Nam.
Trong những năm qua, Quốc hội Việt Nam cùng với các cơ quan hữu quan đã từng bước soạn thảo, xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật làm cơ sở để bảo đảm quyền con người như Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Tố tụng dân sự sửa đổi; Luật Giáo dục đại học...
Về chính trị, ở Việt Nam, người dân được bảo đảm các quyền cơ bản về bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Việc cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử như cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII ngày 22/5/2011, với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu lên tới 99,51% đã phần nào cho thấy quyền của người dân trong vấn đề này đang được thực hiện nghiêm túc.
Vấn đề đảm bảo tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam luôn được coi trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đây cũng là vấn đề thường bị các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, bóp méo. Kể từ khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành năm 2004, đời sống tôn giáo ở Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực. Người dân được tự do sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở tôn trọng chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Nhà nước Việt Nam cũng luôn quan tâm duy trì và mở rộng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo. Tháng 5/2008, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc với sự tham dự của hàng vạn chức sắc, tín đồ và gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 71 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Hội nghị t hượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010.
Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam tiếp tục được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện cả nước có khoảng 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hơn 700 cơ quan báo chí in, khoảng 70 đài phát thanh và truyền hình t rung ương và cấp tỉnh, hơn 80 báo điện tử và hàng nghìn trang điện tử...
Báo chí ngày càng được phát huy quyền dân chủ, hoạt động cởi mở, thông thoáng, thực sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận của người dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người.
Người dân Việt Nam ngày càng được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nhất là Internet, nhằm nâng cao sự hiểu biết và đời sống tinh thần. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng nhanh nhất trong khu vực châu Á. Tính đến tháng 10 này, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người.
Ở Việt Nam, những kẻ lợi dụng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận để chống phá chính quyền, gây mất ổn định chính trị-xã hội, làm tổn hại an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đều bị trừng trị theo pháp luật.
Một trong những mục tiêu hàng đầu của việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam là không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Sau hơn 25 năm đổi mới, người dân Việt Nam đang được sống trong một đất nước có nền chính trị ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, đồng thời được hưởng những thành tựu của công cuộc đổi mới.
Hệ thống an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện và góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Những thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã thực sự gây ấn tượng với nhiều nước trên thế giới. Chỉ trong năm năm qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân không ngừng tăng, đặc biệt với trẻ em, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ số phát triển con người cũng liên tục tăng. Ngay từ năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng đáng kể. Tháng Chín vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo giai đoạn 2012-2015, với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong sáu quốc gia đầu tiên trên thế giới tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình th ức phân biệt đối xử với phụ nữ và được công nhận là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam hiện đứng thứ 40 trong tổng số 188 quốc gia trên thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội. Với những nỗ lực trên, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và có triển vọng đạt được các mục tiêu còn lại.
Thực hiện chính sách hội nhập toàn diện, bao gồm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam đã và đang tiến hành đối thoại và hợp tác với các đối tác quốc tế. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tích cực tham gia cùng các nước ASEAN thúc đẩy hoạt động của Cơ quan liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR). Các mối quan hệ tương tác đó cùng với các cuộc đối thoại định kỳ với một số nước là điều kiện cần thiết cho mọi giải pháp thích hợp đối với các vấn đề nhân quyền cùng quan tâm.
Ở cấp độ liên khu vực, Việt Nam cùng các nước tích cực hưởng ứng các hoạt động của ASEM nhằm thúc đẩy các quyền con người thông qua hội thảo, hội nghị về quyền con người và đối thoại giữa các tín ngưỡng. Ở cấp độ toàn cầu, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các công việc chung của cộng đồng quốc tế có liên quan đến quyền con người tại các cơ quan, diễn đàn của Liên hợp quốc.
Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người.
Từ những thành tựu đạt được trong những nỗ lực nhằm đảm bảo quyền con người ở trong nước, cùng với mong muốn chung tay cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy quyền con người, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng Việt Nam có đủ khả năng đóng góp tốt hơn vào công việc của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng.../.
Thanh Mai (TTXVN)