Từ ngày 7-10/5, Hội nghị cấp Bộ trưởng Phong trào Không Liên kết đã diễn ra tại Ai Cập với sự tham dự của hơn 130 đoàn các nước thành viên, quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế.
Đây là Hội nghị quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ 16 tại Iran (8/2012).
Tại Hội nghị, các nước tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan tâm hiện nay như: duy trì hòa bình, giải quyết xung đột, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, cải tổ, nâng cao vai trò của các thể chế đa phương trong đó có Liên hợp quốc.
Sau hai ngày thảo luận, Hội nghị đã thông qua nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có Văn kiện cuối cùng của Hội nghị, Tuyên bố về vấn đề tù nhân chính trị Palestine bị Israel giam giữ, Tuyên bố kỷ niệm 100 năm Đại hội Dân tộc Phi của Nam Phi.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng đoàn Việt Nam, nhấn mạnh tình hình quốc tế phức tạp hiện nay đang tạo ra những thách thức lớn đối với Phong trào không liên kết trên tất cả các mặt an ninh, chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế. Trong khi tình trạng bạo lực, vũ trang tiếp diễn ở nhiều quốc gia thành viên không liên kết, trong đó một phần là hệ quả của tình trạng can thiệp, áp đặt từ bên ngoài, các nước đang phát triển vẫn phải gánh chịu tác động của mặt trái quá trình toàn cầu hóa, các hệ thống tài chính, thương mại quốc tế bất bình đẳng, tình trạng biến đổi khí hậu, vấn đề an ninh lương thực, năng lượng.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Lê Lương Minh cho rằng, các thành viên không liên kết cần tăng cường đoàn kết trên cơ sở các Nguyên tắc Bandung, các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, cùng tồn tại hòa bình. Đây là nền tảng để tăng cường vai trò và tiếng nói của Phong trào không liên kết trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng như giải trừ quân bị, chống khủng bố, đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, bệnh dịch, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Hơn nữa, với 120 thành viên chiếm 2/3 tổng số thành viên Liên hợp quốc và với hơn 1/2 dân số thế giới, bên cạnh các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hợp tác Nam-Nam, Phong trào không liên kết cần tăng cường phối hợp quan điểm tại các diễn đàn quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, chú trọng nâng cao vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tính đại diện của các nước đang phát triển tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc qua đó đóng góp vào việc phát huy vai trò điều phối của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đề cập tình hình các khu vực, Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định Việt Nam ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine nhằm xây dựng một Nhà nước có chủ quyền, chia sẻ những khó khăn mà Chính phủ và nhân dân Cuba gặp phải do lệnh cấm vận của Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng với sự ủng hộ của Phong trào không liên kết theo tinh thần các nguyên tắc Bangdung, Chính phủ và nhân dân Syria sẽ vượt qua các khó khăn hiện nay, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới.
Là một thành viên tích cực, trách nhiệm của Phong trào không liên kết, ASEAN và cộng đồng quốc tế nói chung, Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định, Việt Nam cam kết thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982 và Tuyên bố của ASEAN năm 1992 về Biển Đông nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ ở Biển Đông.
Hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử các bên tại Biển Đông vào tháng 7/2011, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh việc ASEAN và Trung Quốc nỗ lực thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông là một bước quan trọng để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam hoan nghênh sự đóng góp tích cực của các cơ chế tham vấn song phương và đa phương giữa các bên liên quan ở cấp liên Chính phủ trong đó có cơ chế Đối thoại ASEAN-Trung Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng như các hội thảo không chính thức về quản lý khủng hoảng ở Biển Đông và khuyến khích tiếp tục các hoạt động này.
Bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Lê Lương Minh đã có các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Serbia, Triều Tiên, Kazakhstan, Afghanistan, Ghana, Nigeria, Thứ trưởng Ngoại giao các nước Equador, Tanzania, và Trưởng đoàn, Đại sứ các nước Trung Quốc, Peru để thúc đẩy quan hệ song phương, chia sẻ thông tin và quan điểm về các vấn đề quan tâm. Trong trao đổi, các nước bày tỏ đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam thời gian qua cũng như những quan điểm, đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị./.
Đây là Hội nghị quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ 16 tại Iran (8/2012).
Tại Hội nghị, các nước tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan tâm hiện nay như: duy trì hòa bình, giải quyết xung đột, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, cải tổ, nâng cao vai trò của các thể chế đa phương trong đó có Liên hợp quốc.
Sau hai ngày thảo luận, Hội nghị đã thông qua nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có Văn kiện cuối cùng của Hội nghị, Tuyên bố về vấn đề tù nhân chính trị Palestine bị Israel giam giữ, Tuyên bố kỷ niệm 100 năm Đại hội Dân tộc Phi của Nam Phi.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng đoàn Việt Nam, nhấn mạnh tình hình quốc tế phức tạp hiện nay đang tạo ra những thách thức lớn đối với Phong trào không liên kết trên tất cả các mặt an ninh, chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế. Trong khi tình trạng bạo lực, vũ trang tiếp diễn ở nhiều quốc gia thành viên không liên kết, trong đó một phần là hệ quả của tình trạng can thiệp, áp đặt từ bên ngoài, các nước đang phát triển vẫn phải gánh chịu tác động của mặt trái quá trình toàn cầu hóa, các hệ thống tài chính, thương mại quốc tế bất bình đẳng, tình trạng biến đổi khí hậu, vấn đề an ninh lương thực, năng lượng.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Lê Lương Minh cho rằng, các thành viên không liên kết cần tăng cường đoàn kết trên cơ sở các Nguyên tắc Bandung, các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, cùng tồn tại hòa bình. Đây là nền tảng để tăng cường vai trò và tiếng nói của Phong trào không liên kết trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng như giải trừ quân bị, chống khủng bố, đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, bệnh dịch, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Hơn nữa, với 120 thành viên chiếm 2/3 tổng số thành viên Liên hợp quốc và với hơn 1/2 dân số thế giới, bên cạnh các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hợp tác Nam-Nam, Phong trào không liên kết cần tăng cường phối hợp quan điểm tại các diễn đàn quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, chú trọng nâng cao vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tính đại diện của các nước đang phát triển tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc qua đó đóng góp vào việc phát huy vai trò điều phối của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đề cập tình hình các khu vực, Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định Việt Nam ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine nhằm xây dựng một Nhà nước có chủ quyền, chia sẻ những khó khăn mà Chính phủ và nhân dân Cuba gặp phải do lệnh cấm vận của Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng với sự ủng hộ của Phong trào không liên kết theo tinh thần các nguyên tắc Bangdung, Chính phủ và nhân dân Syria sẽ vượt qua các khó khăn hiện nay, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới.
Là một thành viên tích cực, trách nhiệm của Phong trào không liên kết, ASEAN và cộng đồng quốc tế nói chung, Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định, Việt Nam cam kết thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982 và Tuyên bố của ASEAN năm 1992 về Biển Đông nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ ở Biển Đông.
Hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử các bên tại Biển Đông vào tháng 7/2011, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh việc ASEAN và Trung Quốc nỗ lực thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông là một bước quan trọng để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam hoan nghênh sự đóng góp tích cực của các cơ chế tham vấn song phương và đa phương giữa các bên liên quan ở cấp liên Chính phủ trong đó có cơ chế Đối thoại ASEAN-Trung Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng như các hội thảo không chính thức về quản lý khủng hoảng ở Biển Đông và khuyến khích tiếp tục các hoạt động này.
Bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Lê Lương Minh đã có các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Serbia, Triều Tiên, Kazakhstan, Afghanistan, Ghana, Nigeria, Thứ trưởng Ngoại giao các nước Equador, Tanzania, và Trưởng đoàn, Đại sứ các nước Trung Quốc, Peru để thúc đẩy quan hệ song phương, chia sẻ thông tin và quan điểm về các vấn đề quan tâm. Trong trao đổi, các nước bày tỏ đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam thời gian qua cũng như những quan điểm, đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị./.
(Vietnam+)