Trong báo cáo mới nhất về Việt Nam vừa công bố, Đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế của Anh dự báo rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 7,2% trong giai đoạn 2011-2015 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ba lĩnh vực gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, EIU cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bằng việc cải thiện trong thị trường lao động và kết quả là việc tăng lương thực lĩnh.
Với việc nhu cầu đối với hàng hóa Việt tăng cùng với các điều kiện kinh tế toàn cầu được cải thiện, ngành sản xuất của Việt Nam cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất. Điều này sẽ đòi hỏi phải có nhiều công nhân hơn và nhu cầu lao động lớn hơn này sẽ thúc đẩy việc tăng lương.
Thêm vào đó, nguồn tiền từ người Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính sẽ giúp cho tín dụng tiêu dùng sẵn có hơn và do đó sẽ mang lại một sự thúc đẩy quan trọng đối với tiêu dùng cá nhân.
Với nhu cầu hàng xuất khẩu hồi sinh, việc đầu tư dưới hình thức mua tư liệu sản xuất cho ngành sản xuất sẽ gia tăng.
Bất chấp những quan ngại về chất lượng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam và xu hướng đi xuống tại các dự án nước ngoài đầu tư đã lên kế hoạch trước nhưng tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá lạc quan.
Nhu cầu đối với hàng Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ tiếp tục mạnh và dù tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ khá lớn nhưng xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
Dù lạc quan với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, song EIU cũng khá bi quan khi đưa ra nhận định về lạm phát của Việt Nam trong 5 năm tới. Đơn vị này cho rằng tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2011 sẽ là 14,3%, tăng so với mức dự báo mà EIU đưa ra trước đó là 12,3%.
Trong giai đoạn 2012-2015, lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống mức bình quân 7,8%/năm. Việc lạm phát gia tăng trong năm 2011 phản ánh một phần thực tế là mức giá nội địa vẫn dễ thay đổi trước những động thái trên thị trường hàng hóa quốc tế./.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, EIU cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bằng việc cải thiện trong thị trường lao động và kết quả là việc tăng lương thực lĩnh.
Với việc nhu cầu đối với hàng hóa Việt tăng cùng với các điều kiện kinh tế toàn cầu được cải thiện, ngành sản xuất của Việt Nam cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất. Điều này sẽ đòi hỏi phải có nhiều công nhân hơn và nhu cầu lao động lớn hơn này sẽ thúc đẩy việc tăng lương.
Thêm vào đó, nguồn tiền từ người Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính sẽ giúp cho tín dụng tiêu dùng sẵn có hơn và do đó sẽ mang lại một sự thúc đẩy quan trọng đối với tiêu dùng cá nhân.
Với nhu cầu hàng xuất khẩu hồi sinh, việc đầu tư dưới hình thức mua tư liệu sản xuất cho ngành sản xuất sẽ gia tăng.
Bất chấp những quan ngại về chất lượng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam và xu hướng đi xuống tại các dự án nước ngoài đầu tư đã lên kế hoạch trước nhưng tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá lạc quan.
Nhu cầu đối với hàng Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ tiếp tục mạnh và dù tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ khá lớn nhưng xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
Dù lạc quan với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, song EIU cũng khá bi quan khi đưa ra nhận định về lạm phát của Việt Nam trong 5 năm tới. Đơn vị này cho rằng tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2011 sẽ là 14,3%, tăng so với mức dự báo mà EIU đưa ra trước đó là 12,3%.
Trong giai đoạn 2012-2015, lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống mức bình quân 7,8%/năm. Việc lạm phát gia tăng trong năm 2011 phản ánh một phần thực tế là mức giá nội địa vẫn dễ thay đổi trước những động thái trên thị trường hàng hóa quốc tế./.
(Vietnam+)