VN-Index: Đích 600 điểm không còn xa

Trái với đoán định của giới phân tích, càng được cảnh báo rủi ro, chứng khoán càng tăng giá mạnh. Động lực nào đã và đang giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm và đỉnh của VN-Index khả năng ở khoảng nào?

Trái với đoán định của giới phân tích, càng được cảnh báo rủi ro, chứng khoán càng tăng giá mạnh. Động lực nào đã và đang giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm và đỉnh của VN-Index khả năng ở khoảng nào?

Năm động lực đẩy VN-Index

Động lực cơ bản nhất là triển vọng thoát khỏi suy thoái và phục hồi của kinh tế toàn cầu. Gần đây thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản các định chế tài chính, giới phân tích cho rằng quý III năm nay kinh tế Mỹ đã có thể thoát khỏi suy thoái. Từ triển vọng này, thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi đáng kể bất chấp thông tin thêm ngân hàng Mỹ hay "đại gia" General Motor phá sản. Dow Jones vượt ngưỡng 8.500 điểm, vươn tới ngưỡng 9.000 điểm.

Thứ hai là sự khởi sắc của kinh tế vĩ mô Việt Nam, với việc nền kinh tế vẫn giữ nhịp tăng trưởng dương (tuy ở mức thấp). Triển vọng phục hồi của các ngành công nghiệp, tài chính cùng các ngành lĩnh vực xuất khẩu, thu hút FDI, vận tải và sự sôi động của các thị trường sắt thép, xi măng, bất động sản… đã hé lộ triển vọng phục hồi của kinh tế vĩ mô, từ đó thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường chứng khoán.

Thứ ba, vào thời điểm manh nha thông tin suy thoái kinh tế Mỹ đã chạm đáy, thị trường chứng khoán của các nước mới nổi sẽ là những thị trường tăng điểm mạnh nhất. Công ty Chứng khoán Kim Eng đã nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là nơi dòng vốn đầu tư gián tiếp này tìm đến. Ngay sau đó, khối nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuyển sang mua ròng. Đây cũng là động lực đáng kể giữ VN-Index không bị điều chỉnh sâu trong 3 tháng qua.

Thứ tư, trong khi các nhà đầu tư đắn đo trước các kênh đầu tư khác như vàng tiềm ẩn rủi ro, bất động sản vẫn trầm lắng, USD khó lường, thì việc giá cổ phiếu đang được coi là hấp dẫn đã khiến dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều. Bên cạnh dòng tiền thực còn phải kể đến "dòng tiền ảo" là đòn bẩy tài chính, nó đang tạo ra cảm giác cầu lớn hơn cung. Điều này càng khiến VN-Index tăng mạnh!

Thứ năm, cuối tháng 7 là thời điểm các doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2009. Chưa có thông tin chính thức nhưng bằng nhãn quan của giới phân tích và các nhà đầu tư có kinh nghiệm, phần lớn cổ phiếu chủ chốt trên sàn sẽ cho kết quả “đẹp” nên từ nay đến cuối tháng 7 các nhà đầu tư sẽ tranh thủ tìm kiếm và tích lũy các cổ phiếu  tốt.

Điều này khiến thị trường chứng khoán khó xảy ra điều chỉnh giảm sâu dù giá chứng khoán được coi là đã tăng “"nóng" hơn so với tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Kỳ vọng VN-Index?

Không ít ý kiến lạc quan về mức điểm 600 cho VN-Index trong trung hạn (trong tháng 6 và 7). Nếu kinh tế vĩ mô không bất ngờ xuất hiện thông tin quá xấu và chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ vượt 9.000 điểm (hiện tại là 8.763 điểm) thì đích 600 đối với VN-Index không phải quá xa.

Tuy nhiên, để đạt mức đó cần phải thêm yếu tố kết quả tốt trong báo cáo quý II của các doanh nghiệp.

Báo cáo nhận định tình hình kinh tế toàn cầu của HSBC (Ngân hàng Hồng Công- Thượng Hải) cho rằng kinh tế thế giới sẽ theo mô hình đáy chữ V, đáy phục hồi nhanh và mạnh. Trên biểu đồ về tỷ lệ điều chỉnh tăng lợi nhuận dự báo của chỉ số FTSE World cho thấy tỉ lệ này đã đạt mức thấp kỉ lục khoảng 13% vào tháng 1 và từ đó lại tăng trở lại với tốc độ rất nhanhdần và với tốc độ quá nhanh khiến con số mới nhất là 45%, cao hơn cả mức bình quân dài hạn.

Đã có sự đảo chiều khá ấn tượng và có thể thấy đáy của chu kì khủng hoảng đã ở đằng sau. HSBC cho rằng tỉ lệ lợi nhuận dự báo khó có thể giảm sâu như trước và như vậy mô hình chữ W khó xảy ra. Nếu các chỉ số quý II tích cực hơn thì nhận định của HSBC là chính xác và thị trường chứng khoán toàn cầu có thể tăng mạnh.

Xét nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn đầu năm 2009, trước diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều đặt chỉ tiêu kế hoạch ở mức "thận trọng". Tuy nhiên, tình hình đã trở nên sáng sủa hơn từ cuối quý I khiến các doanh nghiệp mạnh dạn điều chỉnh nâng chỉ tiêu kế hoạch. Điển hình như Công ty CP Đạm Phú Mỹ (DPM), theo ước tính, doanh thu trong 5 tháng đã đạt 52% kế hoạch năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2008. Trong 4 tháng đầu năm 2009, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng đã hoàn thành 69% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang được hậu thuẫn bởi nhiều thông tin tích cực cả hiện tại lẫn tương lai. Như vậy, sự lạc quan đối với triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong cả ngắn, trung và dài hạn đã được dựa trên các yếu tố căn bản và tiềm năng./.

(Tin tức/Vietnam)

Tin cùng chuyên mục