Nhật báo Les Echos (Pháp) số ra mới đây đăng báo cáo của Ủy ban Viện trợ phát triển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cho biết Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trên toàn thế giới năm 2011 đạt 133,5 tỷ USD, giảm 2,7% so với năm 2010. Đây là lần đầu tiên tổng ODA thế giới giảm kể từ 1997.
Tổng Thư ký OECD, Angel Gurria cho rằng ODA giảm là rất đáng lo ngại, nhất là vào thời điểm các nước đang phát triển phải chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gây ra và rất cần nguồn viện trợ phát triển, bởi vậy cuộc khủng hoảng không thể bị coi như là cái cớ để giảm việc đóng góp cho hợp tác phát triển.
Hiện chỉ còn Đan Mạch, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển dành 0,7% GDP cho viện trợ phát triển. Những nước giảm ODA mạnh nhất là Hy Lạp (-39,3%), Tây Ban Nha (-32,7%), Áo (-14,3%), Bỉ (-13,3%), Nhật (-10,8%).
ODA của Pháp cũng giảm từ mức 5,6% GDP năm 2010 xuống còn 5,0% năm 2011. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hợp tác Pháp, Henri de Raincourt, ODA của Pháp có thể sẽ tăng trở lại vào năm 2012.
Tổ chức Coordination Sud phê phán chất lượng ODA Pháp cũng giảm sút vì hầu như Pháp chỉ dành loại vốn vay này cho các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc và Inđônêxia, trong khi các nước nghèo nhất thì được hưởng rất ít.
Tổ chức Oxfam cho rằng Pháp sẽ là nước tiếp tục tụt hạng trong cung cấp ODA, đứng sau Mỹ, Đức và Anh. Oxfam dẫn thông tin từ một báo cáo của Tòa Kiểm toán Pháp cho thấy từ năm 2008, ODA của Pháp đã liên tục giảm và nếu tiếp tục với đà này, thì đến 2015, Pháp là nước có ODA giảm đến mức kỷ lục./.
Tổng Thư ký OECD, Angel Gurria cho rằng ODA giảm là rất đáng lo ngại, nhất là vào thời điểm các nước đang phát triển phải chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gây ra và rất cần nguồn viện trợ phát triển, bởi vậy cuộc khủng hoảng không thể bị coi như là cái cớ để giảm việc đóng góp cho hợp tác phát triển.
Hiện chỉ còn Đan Mạch, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển dành 0,7% GDP cho viện trợ phát triển. Những nước giảm ODA mạnh nhất là Hy Lạp (-39,3%), Tây Ban Nha (-32,7%), Áo (-14,3%), Bỉ (-13,3%), Nhật (-10,8%).
ODA của Pháp cũng giảm từ mức 5,6% GDP năm 2010 xuống còn 5,0% năm 2011. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hợp tác Pháp, Henri de Raincourt, ODA của Pháp có thể sẽ tăng trở lại vào năm 2012.
Tổ chức Coordination Sud phê phán chất lượng ODA Pháp cũng giảm sút vì hầu như Pháp chỉ dành loại vốn vay này cho các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc và Inđônêxia, trong khi các nước nghèo nhất thì được hưởng rất ít.
Tổ chức Oxfam cho rằng Pháp sẽ là nước tiếp tục tụt hạng trong cung cấp ODA, đứng sau Mỹ, Đức và Anh. Oxfam dẫn thông tin từ một báo cáo của Tòa Kiểm toán Pháp cho thấy từ năm 2008, ODA của Pháp đã liên tục giảm và nếu tiếp tục với đà này, thì đến 2015, Pháp là nước có ODA giảm đến mức kỷ lục./.
Lê Hà (TTXVN)