Vòng đàm phán thứ 4 về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) diễn ra tại Auckland từ ngày 6-10/12, với sự tham gia của các nhà ngoại giao và chính khách đến từ New Zealand, Mỹ, Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam.
Theo hãng tin NZPA, nhiều tổ chức công đoàn ở New Zealand đã phản đối đề xuất TPP, do cho rằng hiệp định này sẽ tước bỏ những tài sản chiến lược của New Zealand và mở cửa cho đầu tư nước ngoài tràn vào.
Hiện có lo ngại cho rằng rất nhiều chính sách của New Zealand có thể sẽ bị các tập đoàn quốc tế hủy hoại dưới danh nghĩa TPP khi những nhóm kinh doanh của Mỹ thúc đẩy đưa vào hiệp định một tiến trình khởi kiện nhà nước.
Điều này có nghĩa là các tập đoàn như công ty thuốc lá Phillip Morris có thể kiện Chính phủ New Zealand về các chính sách cấm hút thuốc nếu họ tin rằng điều đó ảnh hưởng đến các quyền đầu tư của mình.
Trong thư ngỏ gửi Thủ tướng New Zealand John Key và Thủ tướng Australia Julia Gillard, chuyên gia Jane Kelsey thuộc Đại học Auckland nói rằng Mỹ đang tìm cách đưa vào TPP các quy định và cơ chế thực thi có trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) của nước này như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Theo bà Jane Kelsey, từ kinh nghiệm ở Mỹ, Canada và Mexico, mô hình NAFTA xóa bỏ không gian chính sách mang tính quyết định mà các chính phủ cần để giải quyết những cuộc khủng hoảng việc làm, khí hậu, tài chính và năng lượng sẽ có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ tới.
Vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ TPP đã diễn ra đầu năm 2010 tại Melbourne của Australia, với mục tiêu hướng tới việc mở rộng thoả thuận thương mại nhóm P4 trước đó, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile và Singapore cùng với Mỹ, Australia, Peru và Việt Nam.
Hai vòng đàm phán tiếp theo diễn ra ở Mỹ trong tháng 6 và Brunei trong tháng 10. Tại Hội nghị APEC ở Nhật Bản vừa qua, các đối tác TPP đã nhất trí để Malaysia tham gia đàm phán.
Theo kế hoạch, sẽ có bốn vòng đàm phán về TPP trong một năm và thỏa thuận của 9 nước nói trên, sau đó có thể sẽ được mở rộng ra với những quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận các nguyên tắc chung./.
Theo hãng tin NZPA, nhiều tổ chức công đoàn ở New Zealand đã phản đối đề xuất TPP, do cho rằng hiệp định này sẽ tước bỏ những tài sản chiến lược của New Zealand và mở cửa cho đầu tư nước ngoài tràn vào.
Hiện có lo ngại cho rằng rất nhiều chính sách của New Zealand có thể sẽ bị các tập đoàn quốc tế hủy hoại dưới danh nghĩa TPP khi những nhóm kinh doanh của Mỹ thúc đẩy đưa vào hiệp định một tiến trình khởi kiện nhà nước.
Điều này có nghĩa là các tập đoàn như công ty thuốc lá Phillip Morris có thể kiện Chính phủ New Zealand về các chính sách cấm hút thuốc nếu họ tin rằng điều đó ảnh hưởng đến các quyền đầu tư của mình.
Trong thư ngỏ gửi Thủ tướng New Zealand John Key và Thủ tướng Australia Julia Gillard, chuyên gia Jane Kelsey thuộc Đại học Auckland nói rằng Mỹ đang tìm cách đưa vào TPP các quy định và cơ chế thực thi có trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) của nước này như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Theo bà Jane Kelsey, từ kinh nghiệm ở Mỹ, Canada và Mexico, mô hình NAFTA xóa bỏ không gian chính sách mang tính quyết định mà các chính phủ cần để giải quyết những cuộc khủng hoảng việc làm, khí hậu, tài chính và năng lượng sẽ có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ tới.
Vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ TPP đã diễn ra đầu năm 2010 tại Melbourne của Australia, với mục tiêu hướng tới việc mở rộng thoả thuận thương mại nhóm P4 trước đó, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile và Singapore cùng với Mỹ, Australia, Peru và Việt Nam.
Hai vòng đàm phán tiếp theo diễn ra ở Mỹ trong tháng 6 và Brunei trong tháng 10. Tại Hội nghị APEC ở Nhật Bản vừa qua, các đối tác TPP đã nhất trí để Malaysia tham gia đàm phán.
Theo kế hoạch, sẽ có bốn vòng đàm phán về TPP trong một năm và thỏa thuận của 9 nước nói trên, sau đó có thể sẽ được mở rộng ra với những quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận các nguyên tắc chung./.
Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)