Trong nghiên cứu nhan đề "Phản ứng của Ngân hàng Thế giới (WB) đối với cuộc khủng hoảng kinh tế," Nhóm đánh giá độc lập (IEG) đã đánh giá cao những biện pháp mà WB phản ứng để hỗ trợ các nước nghèo vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
Tổ chức chuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính quốc tế trên nhấn mạnh phản ứng của WB phù hợp với tính chất của cuộc khủng hoảng khi WB kêu gọi tăng cường các nguồn tài chính để bù đắp cho những dòng vốn tư nhân bị giảm mạnh do khủng hoảng.
Phản ứng trên chứng tỏ sự sẵn sàng của WB trước khủng hoảng dựa trên nguồn kiến thức của WB về tác động của đói nghèo, và đối thoại dài hạn với các nước về việc tăng nguồn tín dụng.
IEG cho biết nguồn tài chính WB cam kết hỗ trợ các nước nghèo đã lên tới 128,7 tỷ USD, cao hơn nguồn tài chính hỗ trợ khủng hoảng của bất cứ định chế tài chính quốc tế nào, nhằm vào ba mục tiêu hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, duy trì đầu tư dài hạn để phát triển cơ sở hạ tầng và giữ vững tiềm lực tăng trưởng.
Theo số liệu của WB, khủng hoảng đã đẩy thêm 64 triệu người trên thế giới rơi vào cảnh cực nghèo, đưa số người cực nghèo lên tới 110 triệu người vào cuối năm nay. Ngay cả khi kinh tế thế giới phục hồi nhanh, vào năm 2020 vẫn sẽ có tới ít nhất 71 triệu người cực nghèo trên toàn cầu.
Nguồn tài chính hỗ trợ của WB và những định chế tài chính quốc tế khác đã thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc hạn chế sự tác động tàn phá này. Phản ứng này tập trung vào việc tăng nguồn tín dụng cho các nước nghèo, thúc đẩy tài trợ hoạt động thương mại, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp, giới thiệu những sáng kiến đổi mới về đầu tư, tài chính.
Nghiên cứu của IEG cũng nhấn mạnh giá trị của việc WB duy trì các cuộc đối thoại chính sách tích cực với các nước, việc tích lũy tri thức và phân tích, sự linh hoạt khi sử dụng các công cụ tài chính để phản ứng trước khủng hoảng. IEG kêu gọi WB tiếp tục hỗ trợ những điều kiện thiết yếu, đảm bảo các kết quả dài hạn như sự bền vững tài chính, ổn định nợ, cải tổ cơ cấu, bền vững của môi trường và xã hội, các hành động giảm rủi ro về biến đổi khí hậu./.
Tổ chức chuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính quốc tế trên nhấn mạnh phản ứng của WB phù hợp với tính chất của cuộc khủng hoảng khi WB kêu gọi tăng cường các nguồn tài chính để bù đắp cho những dòng vốn tư nhân bị giảm mạnh do khủng hoảng.
Phản ứng trên chứng tỏ sự sẵn sàng của WB trước khủng hoảng dựa trên nguồn kiến thức của WB về tác động của đói nghèo, và đối thoại dài hạn với các nước về việc tăng nguồn tín dụng.
IEG cho biết nguồn tài chính WB cam kết hỗ trợ các nước nghèo đã lên tới 128,7 tỷ USD, cao hơn nguồn tài chính hỗ trợ khủng hoảng của bất cứ định chế tài chính quốc tế nào, nhằm vào ba mục tiêu hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, duy trì đầu tư dài hạn để phát triển cơ sở hạ tầng và giữ vững tiềm lực tăng trưởng.
Theo số liệu của WB, khủng hoảng đã đẩy thêm 64 triệu người trên thế giới rơi vào cảnh cực nghèo, đưa số người cực nghèo lên tới 110 triệu người vào cuối năm nay. Ngay cả khi kinh tế thế giới phục hồi nhanh, vào năm 2020 vẫn sẽ có tới ít nhất 71 triệu người cực nghèo trên toàn cầu.
Nguồn tài chính hỗ trợ của WB và những định chế tài chính quốc tế khác đã thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc hạn chế sự tác động tàn phá này. Phản ứng này tập trung vào việc tăng nguồn tín dụng cho các nước nghèo, thúc đẩy tài trợ hoạt động thương mại, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp, giới thiệu những sáng kiến đổi mới về đầu tư, tài chính.
Nghiên cứu của IEG cũng nhấn mạnh giá trị của việc WB duy trì các cuộc đối thoại chính sách tích cực với các nước, việc tích lũy tri thức và phân tích, sự linh hoạt khi sử dụng các công cụ tài chính để phản ứng trước khủng hoảng. IEG kêu gọi WB tiếp tục hỗ trợ những điều kiện thiết yếu, đảm bảo các kết quả dài hạn như sự bền vững tài chính, ổn định nợ, cải tổ cơ cấu, bền vững của môi trường và xã hội, các hành động giảm rủi ro về biến đổi khí hậu./.
(TTXVN/Vietnam+)