Ngày 29/11tại Brussels (Bỉ), kết thúc Hội nghị về đầu tư vào châu Phi, Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đầu tư có trách nhiệm vào châu lục này.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực châu Phi, bà Obiageli Ezekwesili, nhấn mạnh châu Phi mở cửa cho các nhà đầu tư nhưng không phải bất cứ loại hình đầu tư kinh doanh nào.
Các nhà đầu tư không chú ý đến hiệu quả đầu tư mang lại cho châu lục Đen sẽ ngày càng bị hạn chế trong itip cận thị trường này.
Theo số liệu của WB, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào châu Phi đã tăng gần 9 lần, từ 10 tỷ USD năm 2000 lên tới 88 tỷ USD năm 2008.
Dòng đầu tư không ngừng tăng lên vào châu Phi chứng tỏ châu lục này hiện đã thuộc "lợi ích chiến lược sống còn" và là "cực tăng trưởng sắp tới trong thế giới đa cực."
Trong bối cảnh này, thách thức đối với châu Phi là đảm bảo các nhà đầu tư vào châu lục này cam kết và thực hiện cam kết đầu tư có trách nhiệm.
Bà Ezekwesili kêu gọi thiết lập các quan hệ đối tác hợp tác trên cơ sở các giá trị chung bao gồm chính phủ, khu vực tư nhân, đối tác phát triển để đảm bảo châu Phi không chỉ là địa chỉ để đầu tư và hỗ trợ phát triển, mà còn là châu lục mà các đối tác hợp tác với nhau vừa bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư vừa thúc đẩy tiến bộ xã hội và xóa đói nghèo ở châu Phi.
Đầu tư có trách nhiệm cần dựa trên hiệu quả xã hội và không đẩy châu Phi vào "di sản nợ nần, nghèo đói, bệnh tật và môi trường bị tàn phá", tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội và văn hóa châu Phi, đồng thời thúc đẩy thịnh vượng, chuyển giao tri thức, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, xóa nghèo đói, mở ra các thị trường mới, góp phần ổn định thế giới.
Bà Ezekwesili kêu gọi 53 nước châu Phi thúc đẩy các sáng kiến minh bạch, thực hiện các công ước và hiệp ước hiện hành như Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Công ước chống hối lộ.
Vai trò của WB ở châu Phi không chỉ thúc đẩy đầu tư mà còn cải thiện năng lực quản trị và chống tham nhũng ở châu lục này. Bà nhấn mạnh nhiều nước châu Phi đã đạt nhiều tiến bộ trong việc tăng cường hiệu quả quản lý đất nước và chống tham nhũng.
Tại các hội nghị và các sự kiện quốc tế, những đánh giá về châu Phi đã thay đổi từ chỗ là "lục địa nghèo đói, xung đột và bệnh tật" sang đánh giá lạc quan hơn là châu lục "của tương lai và hứa hẹn"./.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực châu Phi, bà Obiageli Ezekwesili, nhấn mạnh châu Phi mở cửa cho các nhà đầu tư nhưng không phải bất cứ loại hình đầu tư kinh doanh nào.
Các nhà đầu tư không chú ý đến hiệu quả đầu tư mang lại cho châu lục Đen sẽ ngày càng bị hạn chế trong itip cận thị trường này.
Theo số liệu của WB, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào châu Phi đã tăng gần 9 lần, từ 10 tỷ USD năm 2000 lên tới 88 tỷ USD năm 2008.
Dòng đầu tư không ngừng tăng lên vào châu Phi chứng tỏ châu lục này hiện đã thuộc "lợi ích chiến lược sống còn" và là "cực tăng trưởng sắp tới trong thế giới đa cực."
Trong bối cảnh này, thách thức đối với châu Phi là đảm bảo các nhà đầu tư vào châu lục này cam kết và thực hiện cam kết đầu tư có trách nhiệm.
Bà Ezekwesili kêu gọi thiết lập các quan hệ đối tác hợp tác trên cơ sở các giá trị chung bao gồm chính phủ, khu vực tư nhân, đối tác phát triển để đảm bảo châu Phi không chỉ là địa chỉ để đầu tư và hỗ trợ phát triển, mà còn là châu lục mà các đối tác hợp tác với nhau vừa bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư vừa thúc đẩy tiến bộ xã hội và xóa đói nghèo ở châu Phi.
Đầu tư có trách nhiệm cần dựa trên hiệu quả xã hội và không đẩy châu Phi vào "di sản nợ nần, nghèo đói, bệnh tật và môi trường bị tàn phá", tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội và văn hóa châu Phi, đồng thời thúc đẩy thịnh vượng, chuyển giao tri thức, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, xóa nghèo đói, mở ra các thị trường mới, góp phần ổn định thế giới.
Bà Ezekwesili kêu gọi 53 nước châu Phi thúc đẩy các sáng kiến minh bạch, thực hiện các công ước và hiệp ước hiện hành như Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Công ước chống hối lộ.
Vai trò của WB ở châu Phi không chỉ thúc đẩy đầu tư mà còn cải thiện năng lực quản trị và chống tham nhũng ở châu lục này. Bà nhấn mạnh nhiều nước châu Phi đã đạt nhiều tiến bộ trong việc tăng cường hiệu quả quản lý đất nước và chống tham nhũng.
Tại các hội nghị và các sự kiện quốc tế, những đánh giá về châu Phi đã thay đổi từ chỗ là "lục địa nghèo đói, xung đột và bệnh tật" sang đánh giá lạc quan hơn là châu lục "của tương lai và hứa hẹn"./.
(TTXVN/Vietnam+)