Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 7/10 dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước tính ở mức 5,3% trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014.
Báo cáo nhận định, năm nay là năm thứ ba điều kiện kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục cải thiện và tương đối ổn định. Các biện pháp ổn định tiến hành trong các năm 2011 và 2012 đã giúp Việt Nam giảm lạm phát, cải thiện tài khóa, cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá.
[Việt Nam dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng]
Cán cân thương mại và cán cân vãng lai cải thiện đã giúp Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại tệ từ mức 1,6 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2011 lên 2,8 tháng trong quý 1/2013. Lạm phát giảm liên tục trong vòng 24 tháng qua và dừng ở mức 7,3% vào tháng 7/2013 một phần lớn nhờ vào giá thực phẩm ổn định và các biện pháp ổn định khác. Ổn định kinh tế vĩ mô cũng giúp Việt Nam tái tạo lòng tin đối với nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng gần 18% năm 2012 và khoảng 19% trong 7 tháng qua sau khi giảm liền hai năm 2010 và 2011. Chênh lệch lợi suất trái phiếu Chính phủ và hợp đồng hoán chuyển rủi ro quốc gia của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra nhận định, mức độ tăng trưởng ì ạch trên thế giới và tốc độ tái cơ cấu diễn ra chậm cũng làm cho tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại. Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới từ thập niên 1980 tới nay. Tăng trưởng GDP giảm từ 6,4% năm 2010 xuống 6,2% năm 2011 và 5,2% năm 2012. Gần 29.000 doanh nghiệp đã đóng cửa, thanh lý hoặc tạm dừng hoạt động trong nửa đầu năm 2013, tức là cao hơn 10,5% so với cùng kỳ năm 2012 trong khi con số đăng ký mới là 39.000 doanh nghiệp.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng nhưng tình trạng trì trệ vẫn kéo dài đến quý 1/2013 với mức tăng trưởng là 4,9% trong quý 1 và 5% trong quý 2. Tuy lãi suất giảm nhưng tổng lượng tín dụng bơm vào nền kinh tế chỉ tăng 5% (tính từ đầu năm cho đến tháng 7/2013) trong khi mức kế hoạch cho cả năm là 12%. Hoạt động tín dụng kém sôi động do ngân hàng không tích cực cho vay vì bảng cân đối tài sản còn xấu, tình hình tài chính không lành mạnh của doanh nghiệp nhà nước, hệ thống theo dõi và báo cáo kém và thiếu minh bạch trong qui trình ra chính sách.
Ngoài ra, nhu cầu vay tín dụng cũng giảm do viễn cảnh kinh doanh ảm đạm. Nỗ lực kích cầu thông qua chính sách tiền tệ và giãn thuế đã phát huy hết tác dụng, trong khi đó thâm hụt tài khóa tạo ra các khoản nợ mới. Trong hoàn cảnh đó các chính sách nới lỏng tiền tệ chỉ có tác dụng hạn chế thúc đẩy tăng trưởng nhưng lại làm gia tăng quan ngại về chất lượng tín dụng và bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trái ngược với những bi quan về tăng trưởng, WB cho biết, trong các năm qua Việt Nam đã đạt nhiều thành tích xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14% trong 7 tháng qua (trong năm 2012 tăng trưởng 18% và năm 2011 tăng 34%). Trong khi lợi tức xuất khẩu giảm do giá hàng hóa thế giới giảm thì các ngành thâm dụng lao động truyền thống của Việt Nam như may mặc, giày dép và đồ gỗ vẫn tăng trưởng mạnh. Thành tích xuất khẩu dựa chủ yếu vào khu vực đầu tư nước ngoài, hiện chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tăng trưởng xuất khẩu, duy trì nguồn vốn từ bên ngoài và kiều hối đổ về, nhập khẩu ít đã giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề cán cân thanh toán. Tuy vậy, báo cáo cũng đưa ra cảnh báo “thành tích này sẽ không kéo dài mãi do nhập khẩu sẽ lại tăng lên khi nền kinh tế phục hồi”.
Đối với những thách thức từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Thế giới cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với mức độ vừa phải 5,3% trong năm 2013. Cán cân thương mại và cán cân vãng lai cũng sẽ duy trì thặng dư trong năm 2013 mặc dù mức thặng dư có thể thấp hơn năm 2012.
Trong năm 2013 có thể dự đoán rằng sẽ vẫn cần kiểm soát tài khóa và tỷ lệ lạm phát sẽ ở một con số nhưng cao. Thành tích vĩ mô mới đạt được của Việt Nam vẫn chưa chắc chắn và vẫn đối mặt với một số rủi ro.
Báo cáo cũng đưa ra một vài rủi ro chính mà nền kinh tế có thể phải đối mặt. Đó là, “Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng,” báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo kiến nghị, nhà chức trách cần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu, trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng./.
Báo cáo nhận định, năm nay là năm thứ ba điều kiện kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục cải thiện và tương đối ổn định. Các biện pháp ổn định tiến hành trong các năm 2011 và 2012 đã giúp Việt Nam giảm lạm phát, cải thiện tài khóa, cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá.
[Việt Nam dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng]
Cán cân thương mại và cán cân vãng lai cải thiện đã giúp Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại tệ từ mức 1,6 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2011 lên 2,8 tháng trong quý 1/2013. Lạm phát giảm liên tục trong vòng 24 tháng qua và dừng ở mức 7,3% vào tháng 7/2013 một phần lớn nhờ vào giá thực phẩm ổn định và các biện pháp ổn định khác. Ổn định kinh tế vĩ mô cũng giúp Việt Nam tái tạo lòng tin đối với nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng gần 18% năm 2012 và khoảng 19% trong 7 tháng qua sau khi giảm liền hai năm 2010 và 2011. Chênh lệch lợi suất trái phiếu Chính phủ và hợp đồng hoán chuyển rủi ro quốc gia của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra nhận định, mức độ tăng trưởng ì ạch trên thế giới và tốc độ tái cơ cấu diễn ra chậm cũng làm cho tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại. Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới từ thập niên 1980 tới nay. Tăng trưởng GDP giảm từ 6,4% năm 2010 xuống 6,2% năm 2011 và 5,2% năm 2012. Gần 29.000 doanh nghiệp đã đóng cửa, thanh lý hoặc tạm dừng hoạt động trong nửa đầu năm 2013, tức là cao hơn 10,5% so với cùng kỳ năm 2012 trong khi con số đăng ký mới là 39.000 doanh nghiệp.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng nhưng tình trạng trì trệ vẫn kéo dài đến quý 1/2013 với mức tăng trưởng là 4,9% trong quý 1 và 5% trong quý 2. Tuy lãi suất giảm nhưng tổng lượng tín dụng bơm vào nền kinh tế chỉ tăng 5% (tính từ đầu năm cho đến tháng 7/2013) trong khi mức kế hoạch cho cả năm là 12%. Hoạt động tín dụng kém sôi động do ngân hàng không tích cực cho vay vì bảng cân đối tài sản còn xấu, tình hình tài chính không lành mạnh của doanh nghiệp nhà nước, hệ thống theo dõi và báo cáo kém và thiếu minh bạch trong qui trình ra chính sách.
Ngoài ra, nhu cầu vay tín dụng cũng giảm do viễn cảnh kinh doanh ảm đạm. Nỗ lực kích cầu thông qua chính sách tiền tệ và giãn thuế đã phát huy hết tác dụng, trong khi đó thâm hụt tài khóa tạo ra các khoản nợ mới. Trong hoàn cảnh đó các chính sách nới lỏng tiền tệ chỉ có tác dụng hạn chế thúc đẩy tăng trưởng nhưng lại làm gia tăng quan ngại về chất lượng tín dụng và bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trái ngược với những bi quan về tăng trưởng, WB cho biết, trong các năm qua Việt Nam đã đạt nhiều thành tích xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14% trong 7 tháng qua (trong năm 2012 tăng trưởng 18% và năm 2011 tăng 34%). Trong khi lợi tức xuất khẩu giảm do giá hàng hóa thế giới giảm thì các ngành thâm dụng lao động truyền thống của Việt Nam như may mặc, giày dép và đồ gỗ vẫn tăng trưởng mạnh. Thành tích xuất khẩu dựa chủ yếu vào khu vực đầu tư nước ngoài, hiện chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tăng trưởng xuất khẩu, duy trì nguồn vốn từ bên ngoài và kiều hối đổ về, nhập khẩu ít đã giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề cán cân thanh toán. Tuy vậy, báo cáo cũng đưa ra cảnh báo “thành tích này sẽ không kéo dài mãi do nhập khẩu sẽ lại tăng lên khi nền kinh tế phục hồi”.
Đối với những thách thức từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Thế giới cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với mức độ vừa phải 5,3% trong năm 2013. Cán cân thương mại và cán cân vãng lai cũng sẽ duy trì thặng dư trong năm 2013 mặc dù mức thặng dư có thể thấp hơn năm 2012.
Trong năm 2013 có thể dự đoán rằng sẽ vẫn cần kiểm soát tài khóa và tỷ lệ lạm phát sẽ ở một con số nhưng cao. Thành tích vĩ mô mới đạt được của Việt Nam vẫn chưa chắc chắn và vẫn đối mặt với một số rủi ro.
Báo cáo cũng đưa ra một vài rủi ro chính mà nền kinh tế có thể phải đối mặt. Đó là, “Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng,” báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo kiến nghị, nhà chức trách cần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu, trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng./.
Thúy Hà (Vietnam+)