Ngày 16/9, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm tư vấn trợ giúp người nghèo (CGAP) được thực hiện ở hơn 140 nước trên thế giới đã cho thấy số người tiếp cận các dịch vụ tài chính trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, vẫn tăng mạnh, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu vừa qua.
Theo nghiên cứu, thế giới hiện có khoảng 2,7 tỷ người chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, nhưng với kỹ thuật mới được ứng dụng, tình hình đã thay đổi.
Trong năm 2009, trung bình cứ 1.000 người trưởng thành trên thế giới thì có thêm 65 tài khoản tiền gửi, tăng 4,3%. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu thể hiện rõ nhất ở số người sử dụng dịch vụ tín dụng, với số nợ tính trên 1.000 người trưởng thành không thay đổi trong hai năm 2008 và 2009.
Trong khi đa số người nghèo trên thế giới sử dụng các dịch vụ tài chính không chính thức, để thu hút họ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức vừa an toàn vừa ít tốn kém, các nhà quản lý cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách hỗ trợ thích hợp diễn ra đồng thời với việc ban hành các luật mới nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người nghèo.
Nghiên cứu của WB và CGAP cho thấy, mức tăng mạnh nhất về số tài khoản ngân hàng mới lại thuộc về 1/5 số nước nghèo nhất.
Trước thực tế này, các nhà hoạch định chính sách cần chú ý hơn trong việc bảo vệ người tiêu dùng và đưa ra các quy chế của khu vực tài chính khi số người sử dụng các dịch vụ tăng lên.
Trong năm 2009, lần đầu tiên, số máy rút tiền ATM vượt quá số chi nhánh ngân hàng ở các nước thu nhập thấp./.
Theo nghiên cứu, thế giới hiện có khoảng 2,7 tỷ người chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, nhưng với kỹ thuật mới được ứng dụng, tình hình đã thay đổi.
Trong năm 2009, trung bình cứ 1.000 người trưởng thành trên thế giới thì có thêm 65 tài khoản tiền gửi, tăng 4,3%. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu thể hiện rõ nhất ở số người sử dụng dịch vụ tín dụng, với số nợ tính trên 1.000 người trưởng thành không thay đổi trong hai năm 2008 và 2009.
Trong khi đa số người nghèo trên thế giới sử dụng các dịch vụ tài chính không chính thức, để thu hút họ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức vừa an toàn vừa ít tốn kém, các nhà quản lý cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách hỗ trợ thích hợp diễn ra đồng thời với việc ban hành các luật mới nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người nghèo.
Nghiên cứu của WB và CGAP cho thấy, mức tăng mạnh nhất về số tài khoản ngân hàng mới lại thuộc về 1/5 số nước nghèo nhất.
Trước thực tế này, các nhà hoạch định chính sách cần chú ý hơn trong việc bảo vệ người tiêu dùng và đưa ra các quy chế của khu vực tài chính khi số người sử dụng các dịch vụ tăng lên.
Trong năm 2009, lần đầu tiên, số máy rút tiền ATM vượt quá số chi nhánh ngân hàng ở các nước thu nhập thấp./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)