WTO: Các nước giảm bảo hộ khẩn cấp

Trong báo cáo công bố ngày 17/11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nói rằng kể từ đầu năm đến nay các nước sử dụng ít hơn các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn tạm thời các sản phẩm có thể cạnh tranh với ngành công nghiệp trong nước.

Trong báo cáo công bố ngày 17/11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nói rằng kể từ đầu năm đến nay các nước sử dụng ít hơn các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn tạm thời các sản phẩm có thể cạnh tranh với ngành công nghiệp trong nước.

Các nước thành viên WTO đã đưa ra 5 hạn chế-gọi là "biện pháp bảo hộ" theo cách nói của WTO, từ đầu năm đến nay, so với 8 hạn chế trong cả năm 2007. Số các vụ điều tra đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2002 là 34 vụ.

Báo cáo của WTO đề cập đến cả năm 2008 và so sánh với năm 1995, vì thế không phản ánh nỗi lo ngại gia tăng về chủ nghĩa bảo hộ, xuất hiện kể từ sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ năm 1995 đến nay, đã có 168 biện pháp bảo hộ được đưa ra, dẫn đến việc 89 biện pháp bảo hộ được áp đặt. Cũng từ năm 1995, nông sản đã thu hút 27 biện pháp bảo hộ.

Thống kê trên được đưa ra vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh G20 ở Washington cuối tuần trước đã kêu gọi tạo bước ngoặt cho vòng đàm phán Doha. Cuộc đàm phán cấp bộ trưởng của WTO hồi tháng 7/08 đã thất bại do Ấn Độ và một số nước đang phát triển khác bất đồng về cơ chế bảo hộ đặc biệt với Mỹ và các nước xuất khẩu nông nghiệp đang phát triển, như Costa Rica và Uruguay. Cơ chế này cho phép các nước đang phát triển tăng thuế tạm thời nhằm tạo điều kiện cho người nông dân ứng phó với làn sóng nhập khẩu.

Các nước thành viên WTO vẫn chưa thống nhất được thời điểm và thời gian tăng thuế tạm thời và liệu việc tăng thuế có thể làm thuế này tăng lên trên mức trần hiện nay hay không./.
 
 (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục