Trong cuộc họp tại Geneva ngày 29/3 của Ủy ban đàm phán thương mại đánh giá về tiến trình vòng đàm phán Doha, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã thừa nhận sự bế tắc của vòng đàm phán Doha và lo ngại trước nguy cơ thất bại của vòng đàm phán này nếu không đạt được bước đột phá vào tháng Tư tới để kết thúc vào cuối năm nay.
Nhà lãnh đạo WTO cho biết, bất đồng giữa các bên trong đàm phán liên quan đến một loạt lĩnh vực còn quá lớn nên chưa thể ra được dự thảo văn bản đàm phán vào cuối tháng Tư tới như các nước thành viên đã nhất trí.
Ông cũng thừa nhận bế tắc trong đàm phán ở lĩnh vực tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp, thường được gọi tắt là NAMA, là cản trở lớn nhất đối với tiến trình. Lĩnh vực này đề cập đến những cam kết của các nền kinh tế lớn, kể cả các nền kinh tế mới nổi, về cắt giảm thuế nhập khẩu khi mở cửa thị trường hàng phi nông sản.
Các bên đàm phán cho biết, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc trong đàm phán không những lớn mà còn ngày càng khó, nếu không nói là không thể lấp được.
Theo nguồn tin WTO, trong tuần qua, tình hình rất xấu trong các phiên đàm phán về tự do hóa thương mại liên quan tới những sản phẩm công nghiệp.
Tại các phiên đàm phán này, Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc và các quốc gia khác hạ thấp đáng kể mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thực tế, những bất đồng về mức thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn những bất đồng khác giữa các nước thành viên WTO. Bên cạnh những đòi hỏi nêu trên, Mỹ lại từ chối những yêu cầu của các quốc gia thành viên khác trong việc loại bỏ trợ cấp về nông nghiệp và công nghiệp của nước này.
Tổng Giám đốc WTO cho biết, trong tháng Tư tới sẽ tham vấn các nước thành viên nhằm tìm hiểu rõ hơn khoảng cách trong đàm phán NAMA, để từ đó ra quyết định cho những bước tiếp theo.
Ông kêu gọi các bên đàm phán cần phải suy nghĩ về những hậu quả đối với hệ thống thương mại đa phương mà các nước thành viên đã xây dựng hơn 70 năm qua nếu vòng đàm phán Doha thất bại.
Người đứng đầu tổ chức thương mại toàn cầu nhấn mạnh nếu vòng đàm phán Doha thất bại, nền kinh tế thế giới sẽ bị đe dọa, đặc biệt đối với các nước kém phát triển nhất và các nước nhỏ hơn phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống thương mại toàn cầu./.
Nhà lãnh đạo WTO cho biết, bất đồng giữa các bên trong đàm phán liên quan đến một loạt lĩnh vực còn quá lớn nên chưa thể ra được dự thảo văn bản đàm phán vào cuối tháng Tư tới như các nước thành viên đã nhất trí.
Ông cũng thừa nhận bế tắc trong đàm phán ở lĩnh vực tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp, thường được gọi tắt là NAMA, là cản trở lớn nhất đối với tiến trình. Lĩnh vực này đề cập đến những cam kết của các nền kinh tế lớn, kể cả các nền kinh tế mới nổi, về cắt giảm thuế nhập khẩu khi mở cửa thị trường hàng phi nông sản.
Các bên đàm phán cho biết, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc trong đàm phán không những lớn mà còn ngày càng khó, nếu không nói là không thể lấp được.
Theo nguồn tin WTO, trong tuần qua, tình hình rất xấu trong các phiên đàm phán về tự do hóa thương mại liên quan tới những sản phẩm công nghiệp.
Tại các phiên đàm phán này, Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc và các quốc gia khác hạ thấp đáng kể mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thực tế, những bất đồng về mức thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn những bất đồng khác giữa các nước thành viên WTO. Bên cạnh những đòi hỏi nêu trên, Mỹ lại từ chối những yêu cầu của các quốc gia thành viên khác trong việc loại bỏ trợ cấp về nông nghiệp và công nghiệp của nước này.
Tổng Giám đốc WTO cho biết, trong tháng Tư tới sẽ tham vấn các nước thành viên nhằm tìm hiểu rõ hơn khoảng cách trong đàm phán NAMA, để từ đó ra quyết định cho những bước tiếp theo.
Ông kêu gọi các bên đàm phán cần phải suy nghĩ về những hậu quả đối với hệ thống thương mại đa phương mà các nước thành viên đã xây dựng hơn 70 năm qua nếu vòng đàm phán Doha thất bại.
Người đứng đầu tổ chức thương mại toàn cầu nhấn mạnh nếu vòng đàm phán Doha thất bại, nền kinh tế thế giới sẽ bị đe dọa, đặc biệt đối với các nước kém phát triển nhất và các nước nhỏ hơn phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống thương mại toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)