Xây dựng chiến lược khoa học-công nghệ thời hội nhập

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo "Ngành chính sách và quản lý khoa học công nghệ: 30 năm xây dựng và phát triển", với sự tham gia đông đảo của các nhà hoạch định chính sách và quản lý khoa học.

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo "Ngành chính sách và quản lý khoa học công nghệ: 30 năm xây dựng và phát triển", với sự tham gia đông đảo của các nhà hoạch định chính sách và quản lý khoa học.

Tại hội nghị, tiến sĩ Mai Hà, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ đã khẳng định: Hơn 30 năm qua, nhiều thế hệ các nhà quản lý khoa học đã dày công đào tạo nhân lực chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, tổ chức thực hiện các đề án nâng cao năng lực ngành khoa học góp phần phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, từng bước đổi mới xây dựng chiến lược khoa học và công nghệ Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ dân trí và tạo đà cho hội nhập quốc tế.

Giáo sư, viện sĩ Đặng Hữu cho rằng: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, chú trọng đặc biệt năng lực nghiên cứu cơ bản, năng lực tiếp thu làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ mới. Đồng thời cần đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ, phát triển mạnh thị trường và thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia. Qua đó áp dụng những giải pháp mới có hiệu quả hơn trong tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và trong mọi hoạt động. Nguồn gốc của đổi mới là công tác nghiên cứu sáng tạo. Đổi mới là sử dụng tri thức cho phát triển để không biến đổi tri thức thành sản phẩm mới.

Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục đổi mới xây dựng chính sách và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, chuyển hướng mạnh sang kinh tế thị trường, tạo lập môi trường kinh doanh sôi động, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giúp thị trường khoa học và công nghệ phát triển. Doanh nghiệp phải giữ vai trò trung tâm của quá trình đổi mới, là khâu trung tâm trong hệ thống đổi mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ nhanh chóng biến tri thức thành giá trị.

Doanh nghiệp phải coi hoạt động nghiên cứu phát triển là nhiệm vụ hàng đầu, tiến hành thường xuyên đổi mới công nghệ đổi mới sản phẩm. Chuyển mạnh các viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và thúc đẩy sự ra đời nhiều doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đồng thời tiến tới xóa bỏ dần ranh giới giữa viện nghiên cứu ứng dụng với doanh nghiệp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục