Ngày 29/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt – Đức cùng với Trường Đại học Giao thông vận tải và Đại học Kỹ thuật Darmstadt (Đức) tổ chức Hội thảo Xây dựng tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đường bộ Việt Nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tín hiệu giao thông của Việt Nam và Đức.
Tiến sỹ Khuất Việt Hùng, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt – Đức, cho biết: Hiện nay, Việt Nam chưa có một hệ thống tiêu chuẩn đèn tín hiệu thống nhất; mỗi địa phương, thậm chí tại một địa phương cũng áp dụng kỹ thuật đèn tín hiệu của nhiều nước khác nhau. Chính vì vậy, xây dựng tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đối với Việt Nam là hết sức cần thiết.
Theo ông Hùng, tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đường bộ mới cần phải có tính thống nhất trên toàn quốc về khái niệm, thuật ngữ, loại tín hiệu và đồng bộ về thiết kế lắp đặt vận hành, đồng thời phải đảm bảo tính phổ biến, phù hợp điều kiện Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đức và Việt Nam đã trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, vận hành tín hiệu giao thông tại các giao lộ, nghiên cứu tác động môi trường của hệ thống đèn tín hiệu. Đặc biệt, nhiều tham luận đã đề cập đến vấn đề cụ thể về điều kiện thực tế của giao thông Việt Nam, nổi bật là vấn đề xe máy, như phân tích ảnh hưởng của xe máy đến dòng bão hòa tại các nút giao có điều kiện bằng đèn tín hiệu; phân tích rủi ro, hành vi của người điều kiển giao thông và an toàn giao thông tại các nút giao có dòng xe máy chiếm đa số; các nghiên cứu trước đây về khả năng thông hành tại các nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu cho đô thị phụ thuộc xe máy.
Để tiến tới xây dựng tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đường bộ Việt Nam, Tiến sỹ Đỗ Quốc Cường (Đại học Giao thông Vận tải) đã giới thiệu về việc chuyển đổi, áp dụng tiêu chuẩn đèn tín hiệu RiLSA (Hướng dẫn cho tín hiệu giao thông) của Đức vào Việt Nam cũng như đề xuất bình đồ nút giao thông điều kiển đèn tín hiệu ở Việt Nam.
Theo ông Cường, các hướng nghiên cứu tiếp theo mà Việt Nam cần quan tâm là vấn đề quản lý chất lượng đèn tín hiệu, ảnh hưởng của điều khiển đèn tín hiệu đến môi trường cũng như việc nghiên cứu và hoàn thiện thiết bị Detector cho giao thông xe máy./.
Tiến sỹ Khuất Việt Hùng, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt – Đức, cho biết: Hiện nay, Việt Nam chưa có một hệ thống tiêu chuẩn đèn tín hiệu thống nhất; mỗi địa phương, thậm chí tại một địa phương cũng áp dụng kỹ thuật đèn tín hiệu của nhiều nước khác nhau. Chính vì vậy, xây dựng tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đối với Việt Nam là hết sức cần thiết.
Theo ông Hùng, tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đường bộ mới cần phải có tính thống nhất trên toàn quốc về khái niệm, thuật ngữ, loại tín hiệu và đồng bộ về thiết kế lắp đặt vận hành, đồng thời phải đảm bảo tính phổ biến, phù hợp điều kiện Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đức và Việt Nam đã trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, vận hành tín hiệu giao thông tại các giao lộ, nghiên cứu tác động môi trường của hệ thống đèn tín hiệu. Đặc biệt, nhiều tham luận đã đề cập đến vấn đề cụ thể về điều kiện thực tế của giao thông Việt Nam, nổi bật là vấn đề xe máy, như phân tích ảnh hưởng của xe máy đến dòng bão hòa tại các nút giao có điều kiện bằng đèn tín hiệu; phân tích rủi ro, hành vi của người điều kiển giao thông và an toàn giao thông tại các nút giao có dòng xe máy chiếm đa số; các nghiên cứu trước đây về khả năng thông hành tại các nút giao có điều khiển bằng đèn tín hiệu cho đô thị phụ thuộc xe máy.
Để tiến tới xây dựng tiêu chuẩn đèn tín hiệu giao thông đường bộ Việt Nam, Tiến sỹ Đỗ Quốc Cường (Đại học Giao thông Vận tải) đã giới thiệu về việc chuyển đổi, áp dụng tiêu chuẩn đèn tín hiệu RiLSA (Hướng dẫn cho tín hiệu giao thông) của Đức vào Việt Nam cũng như đề xuất bình đồ nút giao thông điều kiển đèn tín hiệu ở Việt Nam.
Theo ông Cường, các hướng nghiên cứu tiếp theo mà Việt Nam cần quan tâm là vấn đề quản lý chất lượng đèn tín hiệu, ảnh hưởng của điều khiển đèn tín hiệu đến môi trường cũng như việc nghiên cứu và hoàn thiện thiết bị Detector cho giao thông xe máy./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)