“Xây dựng, kiến tạo vào lúc đáy để gặt hái khi đỉnh”

Đó là phương châm kinh doanh của nhà tỷ phú nổi tiếng người Mỹ - ông Sheldon Adelson, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Las Vegas Sands.

Ông quan niệm, việc đưa ra các ý tưởng kinh doanh khi thị trường khủng hoảng, xuống đáy như hiện nay là đầy khôn ngoan để có thể gặt hái thành quả khi thị trường quay lại xác lập đỉnh.
Đó là phương châm kinh doanh của nhà tỷ phú nổi tiếng người Mỹ - ông Sheldon Adelson, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Las Vegas Sands.
Ông quan niệm, việc đưa ra các ý tưởng kinh doanh khi thị trường khủng hoảng, xuống đáy như hiện nay là đầy khôn ngoan để có thể gặt hái thành quả khi thị trường quay lại xác lập đỉnh. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi ngắn với nhà tỷ phú này về quan điểm kinh doanh trong lĩnh vực du lịch-bất động sản, nhân sự kiện khai trương khách sạn Shereton lớn nhất thế giới tại Macau vừa qua. Cũng như nhiều nước, nền kinh tế Việt Nam gần đây đang phải đối mặt với những khó khăn. Vậy quyết định tiếp tục đầu tư vào Việt Nam của tập đoàn Las Vegas Sands trong thời điểm này liệu có phải là lựa chọn khôn ngoan?
Ông Sheldon Adelson: Có chứ. Bạn biết không, có một quan điểm ở Mỹ về thị trường chứng khoán như thế này: mua thấp bán cao, chứ không phải ngược lại là mua cao bán thấp. Vậy khi tình hình khó khăn, đây chính là thời điểm tốt để phát triển bởi chi phí sẽ thấp hơn, lao động sẵn có, nguyên vật liệu cũng sẵn có. Và khi chúng tôi xây dựng xong, mất khoảng 2-3 năm, thì nền kinh tế đã phục hồi rồi. Một hoặc hai tháng không thể tạo thành xu hướng. Chúng ta không thể nhìn vào diễn biến trong khoảng một, hai hay sáu tháng để xác định xu hướng dài hạn. Chúng tôi hoạch định các hoạt động kinh doanh trên cơ sở dài hạn và mọi chu kỳ kinh tế, mọi nền kinh tế đều có đỉnh và đáy. Không gì có thể cứ lên thẳng mãi và không gì là xuống mãi. Mọi cái đều có đỉnh và đáy. Vậy, ý tưởng là chúng ta hãy bắt đầu vào lúc đáy và xây dựng, kiến tạo để có thể gặt hái vào lúc đỉnh. Người dân chúng tôi mỗi khi nghĩ đến Las Vegas Sands, điều đầu tiên là họ nghĩ đến casino và cờ bạc. Nhưng gần đây khi ông gặp gỡ báo chí Viêt Nam, ông lại hay nói về khu nghỉ dưỡng phức hợp. Ông có thể giải thích rõ hơn về điều này?
Ông Sheldon Adelson: Bởi mô hình kinh doanh của chúng tôi chính là những gì bạn đang thấy ở Macau. Bạn biết đấy, casino lớn nhất thế giới như Venetian có tới 1.500 chỗ đánh bài cũng chỉ chiếm 4% tổng không gian của một khu nghỉ dưỡng phức hợp. Chúng tôi mỗi tháng đón 2,5 triệu người, tương đương 30 triệu người mỗi năm tới Venetian. Vì sao? Vì ở đây có rất nhiều các dịch vụ: các khu mua sắm, nhà hàng sang trọng cùng các khu ăn uống với các món ăn ngon, chẳng hạn như món nem cuốn rau mà tôi rất thích khi đến Việt Nam. Và tôi có tới 350 phòng như thế này nhằm phục vụ mục đích MICE: hội họp, triển lãm… Đây là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi bạn có thể tăng trưởng nhưng khó có thể phát triển chỉ từ những gì nội tại của nền kinh tế. Tất nhiên là nhiều nơi người ta vẫn làm thế nhưng mất nhiều thời gian hơn và tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn. Tiềm năng tăng trưởng đến từ bên ngoài, nhưng bạn cần phải tìm lý do để mang người nước ngoài đến, không chỉ là các tour giải trí và ngắm cảnh. Vì vậy, nếu bạn có những cái người ta có thể xem, đây là điểm đầu tiên, bởi nếu người ta đã đến một lần và người ta thích, thì sau đó họ sẽ quay lại và mang theo gia đình để thưởng ngoạn. Và chúng ta gọi đó là truyền khẩu: họ sẽ nói về địa danh đó và lan truyền tới những người khác.
“Xây dựng, kiến tạo vào lúc đáy để gặt hái khi đỉnh” ảnh 1
Khách sạn Shereton (Macau) lung linh về đêm - Ảnh: Anh Quân/Vietnam+

Vậy tại sao nhất thiết phải có casino tại Las Vegas, Marina Bay Sands và Macao?Ông Sheldon Adelson: Bởi đó là mô hình kinh doanh của chúng tôi. Lý do chính là: kinh doanh giải trí sẽ lỗ, kinh doanh MICE cũng lỗ và spa cũng không ngoại lệ. Nhưng để có khả năng thu hút khách du lịch và khách MICE, bạn phải có tất cả các loại hình dịch vụ đó. Vậy thì chúng tôi cần phải có casino để bù đắp những thứ mà chúng tôi phải có nhưng không mang lại lợi nhuận. Đó là mô hình hoạt động của một khu nghỉ dưỡng phức hợp. Mọi người thường nói “Tại sao ông không bắt đầu xây khách sạn, khu mua sắm và không gian MICE, giải trí… trước rồi sau đó nếu được chấp thuận thì mới đề cập tới casino?” Nhưng tôi phải nói rằng: điều đó là không thể. Chúng tôi sẽ không làm như thế, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hai công ty chúng tôi trị giá tới 70 tỷ USD, trong đó 40 tỷ USD cho Las Vegas và 30 tỷ USD cho Sands China. Nếu tính tổng hai công ty, đó sẽ là công ty lớn thứ 30 hoặc 40 ở Mỹ. Mô hình kinh doanh này do tôi lập nên và chỉ có một cách thức kinh doanh duy nhất. Sẽ chẳng có trung tâm hội nghị nào trên thế giới có thể kinh doanh có lãi và có hàng trăm thậm chí hàng ngàn trung tâm hội nghị do chính quyền các nơi sở hữu bởi các cơ sở hành chính này có động lực để trả tiền cho khách tham dự và thúc đẩy phát triển kinh tế. Được biết, tập đoàn của ông đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam chưa đồng ý cho dự án đầu tư của tập đoàn thì ông có tiếp tục theo đuổi hay không?
Ông Sheldon Adelson: Tôi không thích bỏ cuộc một cách dễ dàng và chúng tôi rất kiên định. Tôi lấy ví dụ: trong 24 tháng qua, du lịch của Singapore đã tăng 41%. Nếu Việt Nam không muốn điều này, các bạn sẽ mất cơ hội tăng trưởng du lịch. Du lịch là dòng tiền từ bên ngoài, không phải là từ bên trong. Vì thế, đây là cơ hội rất lớn để tạo công ăn việc làm, thu được nhiều thuế, có thêm nhiều điềm nghỉ dưỡng cho người dân. Các bạn không nên có cá cược qua mạng (Internet gaming). Bởi đây là hoạt động rất xấu. Nhưng nếu người trưởng thành muốn dùng một ít tiền để hưởng thụ cuộc sống, muốn tham gia cá cược một chút thì hãy để họ tự tiêu tiền của mình theo cách ấy. Nhưng nếu Việt Nam từ chối chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát xem có điều gì thay đổi hay không, bởi chúng tôi đã từng làm như thế ở nhiều nước khác. Trên thế giới có khoảng 125 quốc gia cho phép đánh bạc. Nếu hoạt động này tồi tệ đến thế thì sẽ không có con số ấy. Vì thế, nếu Chính phủ muốn thu thêm thuế, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa, trên cơ sở từ bên ngoài, thì hãy bắt đầu hành động. Có người đã sẵn sàng mạo hiểm để xây dựng tất cả những yếu tố này và chi nhiều tỷ USD để đưa khách du lịch đến Việt Nam hay bất cứ nơi đâu, bất cứ điểm đến nào vì lợi ích kinh tế của người dân. Tôi có một câu hỏi mang tính chất riêng tư: Tiền bạc và giàu sang có luôn mang lại hạnh phúc cho ông hay không?

Ông Sheldon Adelson:
Chúng tôi là những người hạnh phúc. Vợ tôi và tôi tin rằng điều khiến chúng tôi hạnh phúc chính là việc chúng tôi làm cho mọi người hạnh phúc. Hoàn toàn không phải là tiền bạc. Vì thế chúng tôi làm từ thiện rất nhiều, không chỉ là từ thiện chung chung mà vợ tôi còn là một chuyên gia về điều trị cai nghiện, đó là đam mê của bà ấy. Bằng chuyên môn và dược phẩm đặc biệt do mình bào chế, bà ấy điều trị cho nhưng người bị nghiện. Chúng tôi làm rất nhiều nghiên cứu y dược.
Tôi không thể nói rằng chúng tôi không hạnh phúc nếu không có tiền. Đúng thế, nhưng đó không phải là lý do để kiếm tiền. Lý do để chúng tôi kiếm tiền là vì với tư cách là những người lớn trong gia đình, chúng tôi có thể làm những điều tốt đẹp cho bạn bè và người thân và về mặt nghiên cứu y tế, chúng tôi có thể đóng góp nhiều hơn cho thế giới này. Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông George Tanasijevich, Giám đốc phát triển toàn cầu của Tập đoàn Las Vegas Sands, kiêm Chủ tịch và CEO của Marina Bay Sands nói: "Mối quan tâm của chúng tôi đối với Việt Nam vẫn rất lớn. Chúng tôi đã có vài năm làm việc với phía Việt Nam để họ hiểu một khu nghỉ dưỡng phức hợp là như thế nào.

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trên cơ sở kiên định với kế hoạch của mình để tăng cường cung cấp thông tin nhằm giúp mọi người hiểu chúng tôi có thể làm gì và có thể mang lại gì cho thị trường Việt Nam. Và chúng tôi đang trông đợi đến ngày có thể mang những điều này tới người dân Việt Nam."

Cũng theo ông George Tanasijevich, một chuyên gia kinh tế ước tính rằng khu nghỉ dưỡng phức hợp Marina Bay Sands tại Singapore đã tạo ra khoảng 37.000 việc làm cho quốc đảo này.
Khánh Chi (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục