Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết để ngăn chặn tình trạng xâm hại đến di sản Bia Tiến sĩ, trung tâm đang nghiên cứu xây dựng phương án bảo vệ theo hướng ngăn cách sự tiếp cận trực tiếp của du khách với các tấm bia.
Có hai phương án được đề xuất: Phương án thứ nhất sử dụng hàng rào trong suốt bằng kính chịu lực (cao hơn đầu người) bao quanh nhà bia, vừa đảm bảo thông thoáng bên trong và bên ngoài, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của du khách.
Phương án thứ hai là sử dụng hàng rào ngăn cách bằng gỗ với màu sắc và họa tiết trang trí theo lối cổ. Tuy nhiên, phương án này có mặt hạn chế là che tầm nhìn khi khách đông, làm giảm hiệu quả chiêm ngưỡng di sản.
Trước mắt, trung tâm đã triển khai ngay việc làm hàng rào bao quanh khu vực nhà bia bằng hệ thống cột chắc chắn hơn, có chăng dây bọc bằng nhựa, vải xung quanh. “Nhưng đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế, trong khi chờ đợi phương án tối ưu do cấp có thẩm quyền phê duyệt.” Ông Ngọc nói.
Cùng với phương án bảo vệ, Trung tâm Văn Miếu đã khẩn trương hoàn thiện bài thuyết minh về giá trị Bia Tiến sĩ, in tờ gấp, sách khảo liệu và dịch toàn bộ nội dung 82 tấm bia Tiến sĩ ra tiếng Anh.
Một số ý kiến cũng đề xuất nên có bản dịch các bài văn bia ra tiếng Việt, để mọi người cùng tham khảo, biết được cái hay, cái đẹp, độc đáo của di sản.
Đơn vị quản lý cũng cần đầu tư tập huấn bài bản, thống nhất về nội dung, giá trị Bia Tiến sĩ cho nhân viên thuyết minh, hướng dẫn viên du lịch, khi cần thiết có thể trang bị máy nghe dịch trực tiếp cho khách nước ngoài.
Ở góc độ nhà nghiên cứu lâu năm về Hà Nội, ông Nguyễn Vinh Phúc còn nêu ý kiến nên tổ chức tour du lịch các di tích Nho học Việt Nam, mà Văn Miếu-Quốc Tử Giám với hệ thống Bia Tiến sĩ sẽ là tâm điểm.
Những tấm bia tiến sĩ của các khoa thi triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Với những giá trị tinh thần vô giá, Văn Miếu-Quốc Tử Giám trở thành địa chỉ du lịch văn hoá nổi tiếng của Thủ đô.
Năm 2009, nơi đây đón tiếp trên 1 triệu lượt khách đến thăm quan, thắp hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh tiên hiền. Năm 2010, chỉ riêng những ngày Tết Nguyên đán đã có hơn hơn 300.000 lượt khách đến Văn Miếu du xuân.
Theo tiên lượng của các nhà quản lý, khi Bia Tiến sĩ đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, chắc chắn lượng khách trong nước và quốc tế sẽ còn tăng gấp bội. Việc bảo vệ, gìn giữ báu vật quốc gia càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Điều khiến giới khoa học và các nhà quản lý lo ngại hơn cả chính là ý thức của người dân trong quá trình bảo vệ di sản quý báu này. Vấn nạn “sờ bia, xoa đầu rùa” đã đến hồi báo động vì không thể kiểm soát được.
Thực tế cho thấy, những ngày trước kỳ tuyển sinh đại học, Văn Miếu đón cả vạn lượt khách mỗi ngày. Dù đã huy động toàn bộ cán bộ nhân viên, bảo vệ của trung tâm và lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn, giải thích, nhưng vẫn không thể ngăn được dòng người vào sờ bia, xoa đầu rùa lấy may, khiến đầu rùa ngày càng nhẵn bóng, còn các tấm Bia Tiến sĩ ngày càng mờ.
Dịp Tết Canh Dần vừa qua, để bảo vệ các tấm bia, đơn vị quản lý đã phải dựng cọc chăng dây ngăn cách giữa các tấm bia với khách tham quan, nhưng nhiều người thậm chí hất đổ cả cọc để vào sờ bia, xoa đầu rùa bằng được./.
Có hai phương án được đề xuất: Phương án thứ nhất sử dụng hàng rào trong suốt bằng kính chịu lực (cao hơn đầu người) bao quanh nhà bia, vừa đảm bảo thông thoáng bên trong và bên ngoài, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của du khách.
Phương án thứ hai là sử dụng hàng rào ngăn cách bằng gỗ với màu sắc và họa tiết trang trí theo lối cổ. Tuy nhiên, phương án này có mặt hạn chế là che tầm nhìn khi khách đông, làm giảm hiệu quả chiêm ngưỡng di sản.
Trước mắt, trung tâm đã triển khai ngay việc làm hàng rào bao quanh khu vực nhà bia bằng hệ thống cột chắc chắn hơn, có chăng dây bọc bằng nhựa, vải xung quanh. “Nhưng đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế, trong khi chờ đợi phương án tối ưu do cấp có thẩm quyền phê duyệt.” Ông Ngọc nói.
Cùng với phương án bảo vệ, Trung tâm Văn Miếu đã khẩn trương hoàn thiện bài thuyết minh về giá trị Bia Tiến sĩ, in tờ gấp, sách khảo liệu và dịch toàn bộ nội dung 82 tấm bia Tiến sĩ ra tiếng Anh.
Một số ý kiến cũng đề xuất nên có bản dịch các bài văn bia ra tiếng Việt, để mọi người cùng tham khảo, biết được cái hay, cái đẹp, độc đáo của di sản.
Đơn vị quản lý cũng cần đầu tư tập huấn bài bản, thống nhất về nội dung, giá trị Bia Tiến sĩ cho nhân viên thuyết minh, hướng dẫn viên du lịch, khi cần thiết có thể trang bị máy nghe dịch trực tiếp cho khách nước ngoài.
Ở góc độ nhà nghiên cứu lâu năm về Hà Nội, ông Nguyễn Vinh Phúc còn nêu ý kiến nên tổ chức tour du lịch các di tích Nho học Việt Nam, mà Văn Miếu-Quốc Tử Giám với hệ thống Bia Tiến sĩ sẽ là tâm điểm.
Những tấm bia tiến sĩ của các khoa thi triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Với những giá trị tinh thần vô giá, Văn Miếu-Quốc Tử Giám trở thành địa chỉ du lịch văn hoá nổi tiếng của Thủ đô.
Năm 2009, nơi đây đón tiếp trên 1 triệu lượt khách đến thăm quan, thắp hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh tiên hiền. Năm 2010, chỉ riêng những ngày Tết Nguyên đán đã có hơn hơn 300.000 lượt khách đến Văn Miếu du xuân.
Theo tiên lượng của các nhà quản lý, khi Bia Tiến sĩ đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, chắc chắn lượng khách trong nước và quốc tế sẽ còn tăng gấp bội. Việc bảo vệ, gìn giữ báu vật quốc gia càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Điều khiến giới khoa học và các nhà quản lý lo ngại hơn cả chính là ý thức của người dân trong quá trình bảo vệ di sản quý báu này. Vấn nạn “sờ bia, xoa đầu rùa” đã đến hồi báo động vì không thể kiểm soát được.
Thực tế cho thấy, những ngày trước kỳ tuyển sinh đại học, Văn Miếu đón cả vạn lượt khách mỗi ngày. Dù đã huy động toàn bộ cán bộ nhân viên, bảo vệ của trung tâm và lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn, giải thích, nhưng vẫn không thể ngăn được dòng người vào sờ bia, xoa đầu rùa lấy may, khiến đầu rùa ngày càng nhẵn bóng, còn các tấm Bia Tiến sĩ ngày càng mờ.
Dịp Tết Canh Dần vừa qua, để bảo vệ các tấm bia, đơn vị quản lý đã phải dựng cọc chăng dây ngăn cách giữa các tấm bia với khách tham quan, nhưng nhiều người thậm chí hất đổ cả cọc để vào sờ bia, xoa đầu rùa bằng được./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)