Hội Thiện nguyện Y tế và Giáo dục (HealthEd) cho biết sẽ bắt đầu khởi công xây dựng 20 ngôi trường mới tại Hòa Bình, Hưng Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk và Kon Tum.
Cuối năm ngoái, Hội đã hoàn thành 16 trường tiểu học mới tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Đây là chương trình đặc biệt hướng tới việc xây dựng 100 trường tiểu học cho khu vực miền núi và nông thôn để tạo điều kiện học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Dự án bắt đầu từ năm 2005 với sự tài trợ của Quỹ Nippon và Hội Giáo dục và Hữu nghị châu Á (AEFA) của Nhật Bản. Đến thời điểm này, dự án đã xây dựng được 59 ngôi trường, mỗi trường có 3 đến 4 phòng học, ưu tiên cho các khu vực nông thôn, miền núi nơi có nhiều trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống.
Mặc dù chính phủ Việt Nam và những nhà quyên góp quốc tế đã tạo được nhiều chuyển biến có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống giáo dục ở các vùng sâu vùng xa, nhưng những khu vực này vẫn cần rất nhiều phòng học cho trẻ em tiểu học và mẫu giáo.
Trẻ em thường phải đi bộ vài tiếng đồng hồ để đến được ngôi trường gần nhất, một vài nơi phải học trong những ngôi trường tạm được làm từ rơm và bùn. Sự thiếu hụt phòng học và cơ sở vật chất nghèo nàn của những phòng học tạm này là nguyên nhân khiến trẻ em rất tộc thiểu số có tỷ lệ bỏ học và nghỉ học cao.
Cùng với đó, HealthEd còn giúp thiết lập mối quan hệ giữa các trường học với các ngôi trường ở Nhật Bản. Học sinh được khuyến khích trao đổi thư, tranh vẽ, các thông tin văn hóa giáo dục với các bạn Nhật Bản. Đôi khi các trẻ em Nhật Bản sẽ gửi quà tặng và các vật dụng trường học cho trẻ em Việt Nam./.
Cuối năm ngoái, Hội đã hoàn thành 16 trường tiểu học mới tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Đây là chương trình đặc biệt hướng tới việc xây dựng 100 trường tiểu học cho khu vực miền núi và nông thôn để tạo điều kiện học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Dự án bắt đầu từ năm 2005 với sự tài trợ của Quỹ Nippon và Hội Giáo dục và Hữu nghị châu Á (AEFA) của Nhật Bản. Đến thời điểm này, dự án đã xây dựng được 59 ngôi trường, mỗi trường có 3 đến 4 phòng học, ưu tiên cho các khu vực nông thôn, miền núi nơi có nhiều trẻ em dân tộc thiểu số sinh sống.
Mặc dù chính phủ Việt Nam và những nhà quyên góp quốc tế đã tạo được nhiều chuyển biến có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống giáo dục ở các vùng sâu vùng xa, nhưng những khu vực này vẫn cần rất nhiều phòng học cho trẻ em tiểu học và mẫu giáo.
Trẻ em thường phải đi bộ vài tiếng đồng hồ để đến được ngôi trường gần nhất, một vài nơi phải học trong những ngôi trường tạm được làm từ rơm và bùn. Sự thiếu hụt phòng học và cơ sở vật chất nghèo nàn của những phòng học tạm này là nguyên nhân khiến trẻ em rất tộc thiểu số có tỷ lệ bỏ học và nghỉ học cao.
Cùng với đó, HealthEd còn giúp thiết lập mối quan hệ giữa các trường học với các ngôi trường ở Nhật Bản. Học sinh được khuyến khích trao đổi thư, tranh vẽ, các thông tin văn hóa giáo dục với các bạn Nhật Bản. Đôi khi các trẻ em Nhật Bản sẽ gửi quà tặng và các vật dụng trường học cho trẻ em Việt Nam./.
P.V (Vietnam+)