Hội thảo “Xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam mang tầm toàn cầu” vừa được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 1/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các chuyên gia tham dự hội thảo nhận định, thực tế chung hiện nay là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để vươn ra thị trường toàn cầu. Việc xây dựng thương hiệu toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sự sáng tạo và cần có sự trợ giúp từ phía Chính phủ và cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành hàng.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Càphê Trung Nguyên, hiện nay có 5 rào cản đối với việc xây dựng thương hiệu Việt là nghệ thuật quản lý kinh doanh ở trong nước còn yếu, tâm lý sính ngoại và văn hóa âm tính của người dân Việt Nam, hạ tầng hỗ trợ trong nước yếu kém, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên có nhiều bất lợi so với nhiều nước, tốc độ toàn cầu hóa quá nhanh.
Cũng theo ông Vũ, doanh nghiệp cần được sự hậu thuẫn tối đa của Nhà nước. Cùng quan điểm này, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn nạn hàng nhái, hàng giả và phải làm thường xuyên hơn công tác kiểm tra hàng hoá trước khi cho doanh nghiệp xuất ra thị trường.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp cần tự lực cánh sinh, phải có ý chí, sự can thiệp của Nhà nước mang ý nghĩa là con dao hai lưỡi. Nhà nước cần những chính sách không phải với ý nghĩa ban phát mà vì lợi ích chung của đất nước, trong đó có doanh nghiệp.
Một số chính sách chiến lược tổng thể của Nhà nước thì tốt, được nước ngoài đánh giá cao nhưng lại thiếu và yếu các chiến lược cụ thể, lắm khi chiến lược tổng thể không những không đạt được mục đích đề ra mà còn bị “bỏ rơi.”
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, không đâu như ở Việt Nam lại hội đủ nhiều cơ hội và thách thức, vì thế trách nhiệm đè nặng lên vai doanh nghiệp. Không chỉ tái cấu trúc nền kinh tế mà ngay bản thân doanh nghiệp cũng cần phải tái cấu trúc theo hướng sử dụng công nghệ mới để tăng chất lượng hàng hóa.
Ông Tuyển cho rằng, doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu của mình, muốn vươn ra thế giới thì phải tham gia vào quá trình, chuỗi giá trị của toàn cầu hóa và phải phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng thương hiệu Việt Nam mang tính toàn cầu cũng cần phải làm rõ mối tương quan giữa hai khái niệm “thương hiệu công ty” và “thương hiệu dân tộc.”
Ông Võ Chí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam đã có thương hiệu toàn cầu, người nước ngoài ghi nhận Việt Nam là một dân tộc đang trỗi dậy; dân tộc năng động; một Việt Nam đánh nhau giỏi, Việt Nam là một dân tộc học toán khá. Đó là thuận lợi ban đầu để người nước ngoài tiếp nhận hàng hóa “Made in Việt Nam .”
Ông Thành cũng chỉ ra một số nhược điểm cố hữu vốn cản trở việc quảng bá thương hiệu Việt Nam như việc sản xuất hàng giả, nhái hàng thật, tính không bài bản.
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng chiến lược lâu dài, nhưng cũng phải ngắt ra từng đoạn, phải xây dựng thương hiệu ngay trong nước để có thể “đọ” lại tâm lý sinh ngoại phổ biến hiện nay của người tiêu dùng./.
Các chuyên gia tham dự hội thảo nhận định, thực tế chung hiện nay là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để vươn ra thị trường toàn cầu. Việc xây dựng thương hiệu toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sự sáng tạo và cần có sự trợ giúp từ phía Chính phủ và cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành hàng.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Càphê Trung Nguyên, hiện nay có 5 rào cản đối với việc xây dựng thương hiệu Việt là nghệ thuật quản lý kinh doanh ở trong nước còn yếu, tâm lý sính ngoại và văn hóa âm tính của người dân Việt Nam, hạ tầng hỗ trợ trong nước yếu kém, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên có nhiều bất lợi so với nhiều nước, tốc độ toàn cầu hóa quá nhanh.
Cũng theo ông Vũ, doanh nghiệp cần được sự hậu thuẫn tối đa của Nhà nước. Cùng quan điểm này, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn nạn hàng nhái, hàng giả và phải làm thường xuyên hơn công tác kiểm tra hàng hoá trước khi cho doanh nghiệp xuất ra thị trường.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp cần tự lực cánh sinh, phải có ý chí, sự can thiệp của Nhà nước mang ý nghĩa là con dao hai lưỡi. Nhà nước cần những chính sách không phải với ý nghĩa ban phát mà vì lợi ích chung của đất nước, trong đó có doanh nghiệp.
Một số chính sách chiến lược tổng thể của Nhà nước thì tốt, được nước ngoài đánh giá cao nhưng lại thiếu và yếu các chiến lược cụ thể, lắm khi chiến lược tổng thể không những không đạt được mục đích đề ra mà còn bị “bỏ rơi.”
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, không đâu như ở Việt Nam lại hội đủ nhiều cơ hội và thách thức, vì thế trách nhiệm đè nặng lên vai doanh nghiệp. Không chỉ tái cấu trúc nền kinh tế mà ngay bản thân doanh nghiệp cũng cần phải tái cấu trúc theo hướng sử dụng công nghệ mới để tăng chất lượng hàng hóa.
Ông Tuyển cho rằng, doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu của mình, muốn vươn ra thế giới thì phải tham gia vào quá trình, chuỗi giá trị của toàn cầu hóa và phải phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng thương hiệu Việt Nam mang tính toàn cầu cũng cần phải làm rõ mối tương quan giữa hai khái niệm “thương hiệu công ty” và “thương hiệu dân tộc.”
Ông Võ Chí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam đã có thương hiệu toàn cầu, người nước ngoài ghi nhận Việt Nam là một dân tộc đang trỗi dậy; dân tộc năng động; một Việt Nam đánh nhau giỏi, Việt Nam là một dân tộc học toán khá. Đó là thuận lợi ban đầu để người nước ngoài tiếp nhận hàng hóa “Made in Việt Nam .”
Ông Thành cũng chỉ ra một số nhược điểm cố hữu vốn cản trở việc quảng bá thương hiệu Việt Nam như việc sản xuất hàng giả, nhái hàng thật, tính không bài bản.
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng chiến lược lâu dài, nhưng cũng phải ngắt ra từng đoạn, phải xây dựng thương hiệu ngay trong nước để có thể “đọ” lại tâm lý sinh ngoại phổ biến hiện nay của người tiêu dùng./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)