Theo Ủy ban Pháp luật, việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô trong thời gian chuẩn bị Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, tinh thần và là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại trong tình hình mới.
Tại phiên họp thứ 28 cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII và xem xét điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với ý kiến về ý nghĩa của luật này, tuy nhiên các ủy viên cho rằng không vì chạy theo mục tiêu đó mà không đảm bảo chất lượng của dự án.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan soạn thảo, thẩm tra làm việc tích cực để có thể trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7.
3 dự án được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/Quốc hội XI về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; bổ sung vào chương trình năm 2010 các dự án Luật đầu tư công; Luật Thủ đô; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/Quốc hội XI về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Về các dự án luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, Ủy ban Pháp luật đề nghị sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội để tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quốc hội khóa XIII. Đây là những vấn đề lớn, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn những ý kiến khác nhau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định chọn phương án không nhất thiết phải sửa đổi Luật đất đai mà sẽ ra Nghị quyết giải thích rõ những điều liên quan.
Theo tờ trình của Văn phòng Quốc hội (Văn phòng Quốc hội) về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp này là 35 ngày, trong đó 23 ngày dành cho công tác xây dựng pháp luật, xem xét, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến 14 dự án luật và 1 dự thảo Nghị quyết.
Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc bổ sung báo cáo đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện các luật đã được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XII.
Về chất vấn và trả lời chất vấn, cách thức đăng ký phát biểu và thời gian dành cho chất vấn vẫn là mối quan tâm của đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo nghiên cứu cách thức đăng ký chất vấn để có thể đi đến cùng vấn đề./.
Tại phiên họp thứ 28 cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII và xem xét điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với ý kiến về ý nghĩa của luật này, tuy nhiên các ủy viên cho rằng không vì chạy theo mục tiêu đó mà không đảm bảo chất lượng của dự án.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan soạn thảo, thẩm tra làm việc tích cực để có thể trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7.
3 dự án được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/Quốc hội XI về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; bổ sung vào chương trình năm 2010 các dự án Luật đầu tư công; Luật Thủ đô; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/Quốc hội XI về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Về các dự án luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, Ủy ban Pháp luật đề nghị sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội để tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quốc hội khóa XIII. Đây là những vấn đề lớn, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn những ý kiến khác nhau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định chọn phương án không nhất thiết phải sửa đổi Luật đất đai mà sẽ ra Nghị quyết giải thích rõ những điều liên quan.
Theo tờ trình của Văn phòng Quốc hội (Văn phòng Quốc hội) về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp này là 35 ngày, trong đó 23 ngày dành cho công tác xây dựng pháp luật, xem xét, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến 14 dự án luật và 1 dự thảo Nghị quyết.
Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc bổ sung báo cáo đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện các luật đã được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XII.
Về chất vấn và trả lời chất vấn, cách thức đăng ký phát biểu và thời gian dành cho chất vấn vẫn là mối quan tâm của đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo nghiên cứu cách thức đăng ký chất vấn để có thể đi đến cùng vấn đề./.
Thanh Hòa (Vietnam+)