Dư luận những ngày gần đây rất quan tâm và cũng day dứt về việc một cháu bé 9 tuổi người Việt Nam bị bán sang Trung Quốc làm vợ. Nạn nhân này được giải cứu, nhưng còn bao nhiêu nạn nhân khác vẫn đau khổ bởi bọn bắt cóc, buôn người, xâm hại tình dục.
Xung quanh vấn nạn này, phóng viên đã có cuộc trao đổi bên lề Quốc hội với bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
-Nhân sự việc trẻ em Việt Nam 9 tuổi bị bắt bán sang Trung Quốc làm vợ, ý kiến của bà về việc nghiêm trọng này như thế nào?
Bà Ngô Thị Minh: Vụ việc một trẻ em 9 tuổi của Việt Nam bị bán sang Trung Quốc và bị buộc làm vợ đã được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến chúng tôi rất bức xúc…Và đây cũng chỉ là một trong những trường hợp đã được phát hiện, giải cứu, còn những trường hợp khác thì sao? Ở đây tôi muốn nói đến vấn đề bảo vệ trẻ em. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được ban hành năm 1991 và sửa đổi vào năm 2004. Trong các Nghị định, trong đó có Nghị định 36 cũng giao trách nhiệm rất rõ về việc này.
Tới đây, Quốc hội cũng sẽ xem xét để cho ý kiến vòng đầu về Luật phòng, chống buôn bán người, nhưng trong phạm vi điều chỉnh, tôi cũng chưa thấy đề cập đến tình trạng bắt cóc trẻ em và cũng cần có những giải pháp về ngăn chặn tình trạng bắt cóc trẻ em này.
Sự việc nói trên đây là tình trạng bắt cóc, sau đó buôn bán qua biên giới, khi phát hiện ra như thế này cho thấy là có sự phối hợp giữa hai nước để xử lý nghiêm minh, để trừng trị thích đáng những đối tượng bắt cóc, buôn bán trẻ em.
Tuy nhiên, những trẻ em đã rơi vào tình trạng này, thực tế không phải chỉ có em 9 tuổi trên, mà còn nhiều trẻ em khác bị cắt cóc đưa vào các nhà hàng, làm gái mại dâm… Đây là vấn đề rất bức xúc và qua quá trình giám sát, nhiều nội dung về trẻ em, trong đó có vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, khiến chúng tôi rất trăn trở, chỉ mong muốn pháp luật xử lý nghiêm những đối tượng xâm hại, buôn bán trẻ em; đồng thời có các giải pháp bảo vệ trẻ em hữu hiệu hơn, đặc biệt là tư vấn cho những người làm công tác bảo vệ trẻ em phải có những phổ biến cho các tổ chức về trẻ em tuyên truyền cho các em biết kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh trước những nguy cơ bị xâm hại, bắt cóc, buôn bán.
-Theo bà, đối với những vụ việc bị phát hiện trước đây thì việc xử lý đã thỏa đáng chưa, để đủ sức răn đe đối với những hành vi xâm hại, bắt cóc, buôn bán trẻ em?
Bà Ngô Thị Minh: Thực ra, trong thời gian qua, việc xử lý các vụ việc xâm hại, buôn bán trẻ em, thì tôi thấy rằng, những qui định trong pháp luật là một chuyện, nhưng trong việc tổ chức thực hiện thì chúng ta cần phải làm nghiêm minh hơn, và phải tuyên truyền rộng rãi hơn để xã hội biết sự việc đã được xử lý như thế nào...Bởi, tôi thấy nhiều khi báo chí đưa ra, dư luận xã hội cũng rất bức xúc, nhưng rồi việc xử lý thế nào cũng không được thông tin đầy đủ, và việc xử lý nhiều khi không đủ sức răn đe cho đối tượng khác. Vậy nên, dễ hiều là tại sao các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tình trạng buôn bán trẻ em chưa được ngặn chặn hiệu quả.
Tôi cho rằng sự xuống cấp đạo đức của một nhóm không nhỏ vì lợi ích bất chính đã cố tình xâm hại trẻ em đang vào hồi cảnh báo. Vì vậy, tôi mong rằng Chính phủ cũng như Quốc hội khi tham gia và xây dựng Luật phòng, chống mua bán người, chúng ta nên quan tâm sâu hơn đến đối tượng yếu thế là phụ nữ, trẻ em, trong đó, có việc bảo vệ trẻ em khỏi bọn buôn bán người và xử lý nghiêm minh những vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bắt cóc, buôn bán…Có điều dễ nhận thấy là có những em rơi vào tình trạng bị xâm hại, nhưng gia đình lại lo ngại về tương lai của con em mình, nên không muốn đưa ra công chúng; trong khi, có một số đối tượng cần phải đưa ra xử lý mạnh mẽ thì nhiều khi cơ quan chức năng không làm mạnh mẽ.
Đơn cử như ở Hà Tĩnh , chúng tôi đã có văn bản gửi cho địa phương về trường hợp một em 14 tuổi xâm hại bé gái 6 tuổi. Khi cháu bé khóc và tường trình với gia đình về sự việc, và gia đình bé bị hại đến phản ánh với gia đình đối tượng xâm hại, không được họ chia sẻ, mà còn bị họ đánh đập đến phải nhập viện, nhưng đến nay cũng chưa thấy tỉnh Hà Tĩnh trả lời cho chúng tôi về giải quyết sự việc này như thế nào. Hiện hai mẹ con cháu bé vẫn phải cầu cứu đến cơ quan ngôn luận.
Rõ ràng, việc xử lý hành vi của đối tượng 14 tuổi xâm hạ tình dục bé 6 tuổi và hành vi ứng xử tàn nhẫn của gia đình kẻ gây tội đến giờ đây, chúng tôi vẫn chưa thấy câu trả lời của địa phương nơi xảy ra sự việc, cũng như việc xử lý của các cơ quan thừa hàn pháp luật nơi đó đến đâu.
- Theo bà những trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại mà địa phương nơi đó chưa kiên quyết giải quyết vụ việc thì trách nhiệm của địa phương nơi đó thế nào?
Bà Ngô Thị Minh: Thực ra, việc quy trách nhiệm là rất cần thiết, nhưng địa phương phải giải quyết rất nhiều vấn đề, để quản lý, điều hành toàn diện sự phát triển kinh tế-xã hội, an sinh trên địa bàn, cũng như an ninh trật tự an toàn xã hội, và còn có phân cấp đối với các cơ quan chức năng, song dù sao ở mỗi địa phương, vai trò của các cấp trong việc bảo vệ trẻ em, thế hệ tương lai của nước nhà là rất quan trọng, nên chúng tôi mong các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó có những nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: bị xâm xậm hại, buôn bán.
Về trách nhiệm của địa phương như thế nào, tôi mong rằng, đối với những sự việc liên quan đến hành xử đối với trẻ em gây bất bình trong xã hội thì các cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, thực thi pháp luật ở địa phương.
- Thủ đoạn của bọn bắt cóc, buôn người ngày càng tinh vi, chúng ta phải có đối sách thế nào để chống lại một cách hữu hiệu, thưa bà?
Bà Ngô Thị Minh: Quả thực, việc buôn bán phụ nữ và trẻ em đang diễn ra khá phức tạp và có độ tinh vi ngày càng cao. Ở đây, tôi nghĩ rằng có những tình trạng mà luật pháp cũng chưa thể lường hết được, như buôn bán bào thai, thai nhi, tinh trùng, đưa người qua biên giới lấy tạng bán cho người giàu.
Tuy nhiên, việc đã có quy định trong luật hay chưa có, thì ý thức trách nhiệm của những người đang nắm giữ những quyền hành trong từng lĩnh vực là rất quan trọng, phải thấy được trách nhiệm của mình rõ hơn trước sự xuống cấp đạo đức của bộ phận những người vì lợi ích bất chính, mà sẵn sàng làm việc phi nhân, không loại trừ có phần tử mang vỏ bọc “nhân thân tử tế” thông đồng, bao che dung túng cho sai phạm… Đây là những điều mà chúng tôi vô cùng trăn trở.
Bởi thế, để có đối sách chống lại, nhất là qua vụ việc trẻ em 9 tuổi bị buôn bán qua biên giới như vậy, thì cơ quan sứ quán của chúng ta ở Trung Quốc tiếp tục chắp nối để làm việc với phía bạn, nhằm ngăn chặn hiệu quả ngay từ gốc; đồng thời về phía chúng ta cũng phải có đối sách ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa đường dây buôn bán người từ trong nước.
Cũng từ sự việc này, chúng ta càng phải nghiêm khắc làm rõ đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; bởi nếu không thì bức tranh màu xám buôn bán người sẽ còn lẩn khuất và sẽ còn phụ nữ, trẻ em phải rơi vào cạm bẫy của lũ buôn người.
- Thưa bà, vậy Quốc hội sẽ có giám sát chuyên đề như thế nào để góp phần hiệu quả cho cuộc chiến chống buôn bán phụ nữ, trẻ em?
Bà Ngô Thị Minh: Quốc hội có giao cho Ủy ban Tư pháp và Ủy ban giáo dục Thanh, Thiếu niên Nhi đồng cùng Ủy ban các vấn đề Xã hội phối hợp thực hiện giám sát. Tới đây, Ủy ban Tư pháp sẽ có cuộc khảo sát tại An Giang và Ủy ban của chúng tôi có cán bộ cùng đi sẽ có quan tâm nhiều hơn đối với phụ nữ, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn hại trong cạm bẫy buôn bán người.
Với vai trò và chức năng của Ủy ban Tư pháp, với kinh nghiêm, công tâm sẽ dành nhiều thời gian, việc làm thỏa đáng để đưa ra báo cáo thẩm tra thực sự sâu sắc, làm chỗ dựa tin cậy cho tất cả các đại biểu quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 sẽ chính thức xem xét, cho ý kiến để thông qua Luật phòng chống, mua bán người…/.
Xung quanh vấn nạn này, phóng viên đã có cuộc trao đổi bên lề Quốc hội với bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
-Nhân sự việc trẻ em Việt Nam 9 tuổi bị bắt bán sang Trung Quốc làm vợ, ý kiến của bà về việc nghiêm trọng này như thế nào?
Bà Ngô Thị Minh: Vụ việc một trẻ em 9 tuổi của Việt Nam bị bán sang Trung Quốc và bị buộc làm vợ đã được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến chúng tôi rất bức xúc…Và đây cũng chỉ là một trong những trường hợp đã được phát hiện, giải cứu, còn những trường hợp khác thì sao? Ở đây tôi muốn nói đến vấn đề bảo vệ trẻ em. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được ban hành năm 1991 và sửa đổi vào năm 2004. Trong các Nghị định, trong đó có Nghị định 36 cũng giao trách nhiệm rất rõ về việc này.
Tới đây, Quốc hội cũng sẽ xem xét để cho ý kiến vòng đầu về Luật phòng, chống buôn bán người, nhưng trong phạm vi điều chỉnh, tôi cũng chưa thấy đề cập đến tình trạng bắt cóc trẻ em và cũng cần có những giải pháp về ngăn chặn tình trạng bắt cóc trẻ em này.
Sự việc nói trên đây là tình trạng bắt cóc, sau đó buôn bán qua biên giới, khi phát hiện ra như thế này cho thấy là có sự phối hợp giữa hai nước để xử lý nghiêm minh, để trừng trị thích đáng những đối tượng bắt cóc, buôn bán trẻ em.
Tuy nhiên, những trẻ em đã rơi vào tình trạng này, thực tế không phải chỉ có em 9 tuổi trên, mà còn nhiều trẻ em khác bị cắt cóc đưa vào các nhà hàng, làm gái mại dâm… Đây là vấn đề rất bức xúc và qua quá trình giám sát, nhiều nội dung về trẻ em, trong đó có vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, khiến chúng tôi rất trăn trở, chỉ mong muốn pháp luật xử lý nghiêm những đối tượng xâm hại, buôn bán trẻ em; đồng thời có các giải pháp bảo vệ trẻ em hữu hiệu hơn, đặc biệt là tư vấn cho những người làm công tác bảo vệ trẻ em phải có những phổ biến cho các tổ chức về trẻ em tuyên truyền cho các em biết kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh trước những nguy cơ bị xâm hại, bắt cóc, buôn bán.
-Theo bà, đối với những vụ việc bị phát hiện trước đây thì việc xử lý đã thỏa đáng chưa, để đủ sức răn đe đối với những hành vi xâm hại, bắt cóc, buôn bán trẻ em?
Bà Ngô Thị Minh: Thực ra, trong thời gian qua, việc xử lý các vụ việc xâm hại, buôn bán trẻ em, thì tôi thấy rằng, những qui định trong pháp luật là một chuyện, nhưng trong việc tổ chức thực hiện thì chúng ta cần phải làm nghiêm minh hơn, và phải tuyên truyền rộng rãi hơn để xã hội biết sự việc đã được xử lý như thế nào...Bởi, tôi thấy nhiều khi báo chí đưa ra, dư luận xã hội cũng rất bức xúc, nhưng rồi việc xử lý thế nào cũng không được thông tin đầy đủ, và việc xử lý nhiều khi không đủ sức răn đe cho đối tượng khác. Vậy nên, dễ hiều là tại sao các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tình trạng buôn bán trẻ em chưa được ngặn chặn hiệu quả.
Tôi cho rằng sự xuống cấp đạo đức của một nhóm không nhỏ vì lợi ích bất chính đã cố tình xâm hại trẻ em đang vào hồi cảnh báo. Vì vậy, tôi mong rằng Chính phủ cũng như Quốc hội khi tham gia và xây dựng Luật phòng, chống mua bán người, chúng ta nên quan tâm sâu hơn đến đối tượng yếu thế là phụ nữ, trẻ em, trong đó, có việc bảo vệ trẻ em khỏi bọn buôn bán người và xử lý nghiêm minh những vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bắt cóc, buôn bán…Có điều dễ nhận thấy là có những em rơi vào tình trạng bị xâm hại, nhưng gia đình lại lo ngại về tương lai của con em mình, nên không muốn đưa ra công chúng; trong khi, có một số đối tượng cần phải đưa ra xử lý mạnh mẽ thì nhiều khi cơ quan chức năng không làm mạnh mẽ.
Đơn cử như ở Hà Tĩnh , chúng tôi đã có văn bản gửi cho địa phương về trường hợp một em 14 tuổi xâm hại bé gái 6 tuổi. Khi cháu bé khóc và tường trình với gia đình về sự việc, và gia đình bé bị hại đến phản ánh với gia đình đối tượng xâm hại, không được họ chia sẻ, mà còn bị họ đánh đập đến phải nhập viện, nhưng đến nay cũng chưa thấy tỉnh Hà Tĩnh trả lời cho chúng tôi về giải quyết sự việc này như thế nào. Hiện hai mẹ con cháu bé vẫn phải cầu cứu đến cơ quan ngôn luận.
Rõ ràng, việc xử lý hành vi của đối tượng 14 tuổi xâm hạ tình dục bé 6 tuổi và hành vi ứng xử tàn nhẫn của gia đình kẻ gây tội đến giờ đây, chúng tôi vẫn chưa thấy câu trả lời của địa phương nơi xảy ra sự việc, cũng như việc xử lý của các cơ quan thừa hàn pháp luật nơi đó đến đâu.
- Theo bà những trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại mà địa phương nơi đó chưa kiên quyết giải quyết vụ việc thì trách nhiệm của địa phương nơi đó thế nào?
Bà Ngô Thị Minh: Thực ra, việc quy trách nhiệm là rất cần thiết, nhưng địa phương phải giải quyết rất nhiều vấn đề, để quản lý, điều hành toàn diện sự phát triển kinh tế-xã hội, an sinh trên địa bàn, cũng như an ninh trật tự an toàn xã hội, và còn có phân cấp đối với các cơ quan chức năng, song dù sao ở mỗi địa phương, vai trò của các cấp trong việc bảo vệ trẻ em, thế hệ tương lai của nước nhà là rất quan trọng, nên chúng tôi mong các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó có những nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: bị xâm xậm hại, buôn bán.
Về trách nhiệm của địa phương như thế nào, tôi mong rằng, đối với những sự việc liên quan đến hành xử đối với trẻ em gây bất bình trong xã hội thì các cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, thực thi pháp luật ở địa phương.
- Thủ đoạn của bọn bắt cóc, buôn người ngày càng tinh vi, chúng ta phải có đối sách thế nào để chống lại một cách hữu hiệu, thưa bà?
Bà Ngô Thị Minh: Quả thực, việc buôn bán phụ nữ và trẻ em đang diễn ra khá phức tạp và có độ tinh vi ngày càng cao. Ở đây, tôi nghĩ rằng có những tình trạng mà luật pháp cũng chưa thể lường hết được, như buôn bán bào thai, thai nhi, tinh trùng, đưa người qua biên giới lấy tạng bán cho người giàu.
Tuy nhiên, việc đã có quy định trong luật hay chưa có, thì ý thức trách nhiệm của những người đang nắm giữ những quyền hành trong từng lĩnh vực là rất quan trọng, phải thấy được trách nhiệm của mình rõ hơn trước sự xuống cấp đạo đức của bộ phận những người vì lợi ích bất chính, mà sẵn sàng làm việc phi nhân, không loại trừ có phần tử mang vỏ bọc “nhân thân tử tế” thông đồng, bao che dung túng cho sai phạm… Đây là những điều mà chúng tôi vô cùng trăn trở.
Bởi thế, để có đối sách chống lại, nhất là qua vụ việc trẻ em 9 tuổi bị buôn bán qua biên giới như vậy, thì cơ quan sứ quán của chúng ta ở Trung Quốc tiếp tục chắp nối để làm việc với phía bạn, nhằm ngăn chặn hiệu quả ngay từ gốc; đồng thời về phía chúng ta cũng phải có đối sách ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa đường dây buôn bán người từ trong nước.
Cũng từ sự việc này, chúng ta càng phải nghiêm khắc làm rõ đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; bởi nếu không thì bức tranh màu xám buôn bán người sẽ còn lẩn khuất và sẽ còn phụ nữ, trẻ em phải rơi vào cạm bẫy của lũ buôn người.
- Thưa bà, vậy Quốc hội sẽ có giám sát chuyên đề như thế nào để góp phần hiệu quả cho cuộc chiến chống buôn bán phụ nữ, trẻ em?
Bà Ngô Thị Minh: Quốc hội có giao cho Ủy ban Tư pháp và Ủy ban giáo dục Thanh, Thiếu niên Nhi đồng cùng Ủy ban các vấn đề Xã hội phối hợp thực hiện giám sát. Tới đây, Ủy ban Tư pháp sẽ có cuộc khảo sát tại An Giang và Ủy ban của chúng tôi có cán bộ cùng đi sẽ có quan tâm nhiều hơn đối với phụ nữ, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn hại trong cạm bẫy buôn bán người.
Với vai trò và chức năng của Ủy ban Tư pháp, với kinh nghiêm, công tâm sẽ dành nhiều thời gian, việc làm thỏa đáng để đưa ra báo cáo thẩm tra thực sự sâu sắc, làm chỗ dựa tin cậy cho tất cả các đại biểu quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 sẽ chính thức xem xét, cho ý kiến để thông qua Luật phòng chống, mua bán người…/.
Hoàng Yến (Vietnam+)