Chiều 28/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tiếp công dân.
Đề nghị xử lý trường hợp người đứng đầu không thực hiện việc tiếp công dân
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tiếp công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết qua thảo luận, bên cạnh nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với tên gọi của dự thảo Luật như đã trình Quốc hội, còn có một số ý kiến đề nghị đổi thành Luật tiếp dân vì cho rằng tên gọi “Luật tiếp công dân” thực tế chưa bao quát được đầy đủ các hoạt động tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, “công dân” là một thuật ngữ mang tính pháp lý, thuật ngữ “tiếp công dân” đang được sử dụng quen thuộc và phổ biến, được quy định thống nhất trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, nhất là trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và nhiều văn bản pháp luật hiện hành.
Hơn nữa, trong dự thảo Luật này, đối tượng áp dụng chủ yếu là công dân Việt Nam; hoạt động tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cá nhân nước ngoài về cơ bản cũng được thực hiện theo quy trình, thủ tục tương tự như đối với công dân Việt Nam. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ tên của luật là Luật tiếp công dân; đồng thời bổ sung vào Điều 1 quy định: “Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.”
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phản ánh thực tế cho thấy nếu cán bộ lãnh đạo quan tâm nhiều đến công tác tiếp công dân sẽ giải quyết kịp thời những bức xúc của công dân. Nhưng từ thực trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp hiện nay thì một trong những nguyên nhân là do thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc tiếp công dân, có trường hợp lãnh đạo “trắng” lịch tiếp công dân dù luật quy định 2 ngày/tháng, có cán bộ tiếp công dân “nghe điện thoại, hút thuốc, có thái độ thờ ơ khi công dân đang trình bày vụ việc”... khiến cho công dân thêm bức xúc. Vì thế, theo đại biểu, cần có quy định xử lý trường hợp người đứng đầu khi không thực hiện việc tiếp công dân, chứ không chỉ quy định trách nhiệm tiếp công dân của họ.
Một số ý kiến cho rằng cần có sự thống nhất hơn về quy trình giải quyết yêu cầu của công dân trong quá trình tiếp công dân, không để tình trạng, “dân gửi đơn đến cơ quan địa phương thì chuyển lên Trung ương, gửi đơn đến cơ quan Trung ương thì lại yêu cầu địa phương giải quyết” dẫn đến “dồn nén bức xúc mà thành khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp.”
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đề nghị bổ sung quy định “cấm người có trách nhiệm tiếp công dân đùn đẩy trách nhiệm tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân xúi giục người dân cung cấp giấy tờ, thông tin không đúng sự thật” làm cho công tác tiếp công dân thêm phức tạp, mất lòng tin của người dân.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đánh giá, dự thảo Luật chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa công dân và cơ quan Nhà nước thông qua hoạt động tiếp công dân nên cần thiết kế quy định “tiếp công dân tại nơi cư trú khi nhiều công dân có yêu cầu” để công tác tiếp công dân “sát dân, gần dân” hơn...
Quán triệt nguyên tắc bảo đảm chủ quyền quốc gia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế
Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày nêu rõ qua thực tiễn quản lý cho thấy có một số quy định tại các Luật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những điểm bất cập, chưa thống nhất.
Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định người nước ngoài sau khi nhập cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập cảnh. Lợi dụng quy định này, thời gian qua, nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác.
Pháp luật quy định người nước ngoài khai báo tạm trú tại cơ sở lưu trú nhưng chưa quy định trách nhiệm của các cơ sở lưu trú trong việc chuyển thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài tới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Do đó, các cơ quan chức năng chưa nắm được đầy đủ, kịp thời thông tin tạm trú của người nước ngoài.
Pháp lệnh cũng mới chỉ quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời, bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam nhưng chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc mời, bảo lãnh, dẫn đến tình trạng làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh nhưng không quản lý khi phát sinh vấn đề phức tạp như người nước ngoài vi phạm pháp luật, tai nạn, chết...
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về chính trị-pháp lý, mà còn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Dự án Luật được xây dựng cần phải quán triệt đầy đủ nguyên tắc bảo đảm chủ quyền quốc gia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế; kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa yêu cầu phát triển kinh tế, mở rộng đối ngoại với bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thể chế hiện hành.
Dự án Luật gồm 8 chương, 46 điều với bố cục rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu, áp dụng.
Theo Chương trình, ngày 29/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật./.
Đề nghị xử lý trường hợp người đứng đầu không thực hiện việc tiếp công dân
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tiếp công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết qua thảo luận, bên cạnh nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với tên gọi của dự thảo Luật như đã trình Quốc hội, còn có một số ý kiến đề nghị đổi thành Luật tiếp dân vì cho rằng tên gọi “Luật tiếp công dân” thực tế chưa bao quát được đầy đủ các hoạt động tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, “công dân” là một thuật ngữ mang tính pháp lý, thuật ngữ “tiếp công dân” đang được sử dụng quen thuộc và phổ biến, được quy định thống nhất trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, nhất là trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và nhiều văn bản pháp luật hiện hành.
Hơn nữa, trong dự thảo Luật này, đối tượng áp dụng chủ yếu là công dân Việt Nam; hoạt động tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cá nhân nước ngoài về cơ bản cũng được thực hiện theo quy trình, thủ tục tương tự như đối với công dân Việt Nam. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ tên của luật là Luật tiếp công dân; đồng thời bổ sung vào Điều 1 quy định: “Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.”
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phản ánh thực tế cho thấy nếu cán bộ lãnh đạo quan tâm nhiều đến công tác tiếp công dân sẽ giải quyết kịp thời những bức xúc của công dân. Nhưng từ thực trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp hiện nay thì một trong những nguyên nhân là do thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc tiếp công dân, có trường hợp lãnh đạo “trắng” lịch tiếp công dân dù luật quy định 2 ngày/tháng, có cán bộ tiếp công dân “nghe điện thoại, hút thuốc, có thái độ thờ ơ khi công dân đang trình bày vụ việc”... khiến cho công dân thêm bức xúc. Vì thế, theo đại biểu, cần có quy định xử lý trường hợp người đứng đầu khi không thực hiện việc tiếp công dân, chứ không chỉ quy định trách nhiệm tiếp công dân của họ.
Một số ý kiến cho rằng cần có sự thống nhất hơn về quy trình giải quyết yêu cầu của công dân trong quá trình tiếp công dân, không để tình trạng, “dân gửi đơn đến cơ quan địa phương thì chuyển lên Trung ương, gửi đơn đến cơ quan Trung ương thì lại yêu cầu địa phương giải quyết” dẫn đến “dồn nén bức xúc mà thành khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp.”
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đề nghị bổ sung quy định “cấm người có trách nhiệm tiếp công dân đùn đẩy trách nhiệm tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân xúi giục người dân cung cấp giấy tờ, thông tin không đúng sự thật” làm cho công tác tiếp công dân thêm phức tạp, mất lòng tin của người dân.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đánh giá, dự thảo Luật chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa công dân và cơ quan Nhà nước thông qua hoạt động tiếp công dân nên cần thiết kế quy định “tiếp công dân tại nơi cư trú khi nhiều công dân có yêu cầu” để công tác tiếp công dân “sát dân, gần dân” hơn...
Quán triệt nguyên tắc bảo đảm chủ quyền quốc gia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế
Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày nêu rõ qua thực tiễn quản lý cho thấy có một số quy định tại các Luật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những điểm bất cập, chưa thống nhất.
Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định người nước ngoài sau khi nhập cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập cảnh. Lợi dụng quy định này, thời gian qua, nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác.
Pháp luật quy định người nước ngoài khai báo tạm trú tại cơ sở lưu trú nhưng chưa quy định trách nhiệm của các cơ sở lưu trú trong việc chuyển thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài tới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Do đó, các cơ quan chức năng chưa nắm được đầy đủ, kịp thời thông tin tạm trú của người nước ngoài.
Pháp lệnh cũng mới chỉ quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời, bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam nhưng chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc mời, bảo lãnh, dẫn đến tình trạng làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh nhưng không quản lý khi phát sinh vấn đề phức tạp như người nước ngoài vi phạm pháp luật, tai nạn, chết...
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về chính trị-pháp lý, mà còn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Dự án Luật được xây dựng cần phải quán triệt đầy đủ nguyên tắc bảo đảm chủ quyền quốc gia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế; kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa yêu cầu phát triển kinh tế, mở rộng đối ngoại với bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thể chế hiện hành.
Dự án Luật gồm 8 chương, 46 điều với bố cục rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu, áp dụng.
Theo Chương trình, ngày 29/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)