Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 9 đạt 1,75 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch chín tháng lên 13,93 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu đạt 7,32 tỷ USD, tăng trên 21%; thủy sản đạt 3,47 tỷ USD, tăng 14,2%.
Trong các mặt hàng nông sản, gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao cả về lượng và giá trị. Chín tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 5,55 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,56 tỷ USD, tăng gần 12% về lượng và trên 14 % về giá trị. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã xấp xỉ giá của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất.
Cùng với gạo, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng cả về lượng và giá xuất khẩu, như chín tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 925.000 tấn càphê đạt giá trị 1,32 tỷ USD, tăng 4,2% về lượng và gần 1% về giá trị.
Thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức, chiếm tỷ trọng 13,5%; tiếp theo là Hoa Kỳ 12,7%. Các thị trường có sự tăng trưởng khá trong thời gian này là Philippines tăng xấp xỉ 70% và Nga tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Với mặt hàng cao su, mặc dù lượng xuất khẩu chỉ tăng 10,9% nhưng giá trị tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm ngoái. Chín tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 531.000 tấn, đạt kim ngạch 1,45 tỷ USD. Giá cao xu xuất khẩu trung bình tăng tới 85,9% so với cùng kỳ. Nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm trên 57% về giá trị.
Chè cũng là mặt hàng có giá xuất khẩu trung bình tăng tới gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng xuất khẩu 100.000 tấn trong chín tháng, đạt kim ngạch 146 triệu USD, khối lượng chỉ tăng 4% nhưng giá trị tăng tới 16,7% so với cùng kỳ. Việt Nam xuất khẩu chè nhiều nhất sang thị trường Pakistan, tiếp đến là Đài Loan và Nga.
Với hạt điều, Việt Nam vẫn giữ vị trí số 1 thế gới. Chín tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 143.000 tấn, đạt giá trị 780 triệu USD, tăng trên 10% về khối lượng và 30% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân tăng tới trên 19% so với cùng kỳ. Hạt điều Việt nam được xuất khẩu đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm gần 34% giá trị.
Khác với hạt điều, chín tháng qua, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 5,6% nhưng giá xuất khẩu tiêu cũng tăng tới trên 30% về giá trị so với cùng. Chín tháng 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 102.000 tấn, đạt kim ngạch 345 triệu USD.
Lâm sản và gỗ là mằng hàng có kim ngạch khẩu khá cao với tổng kim ngạch chín tháng đạt 2,6 tỷ USD. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu gỗ để làm nguyên liệu sản xuất cũng rất lớn với tổng tim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này lên tới 827 triệu USD trong chín tháng qua, mặc dù đã giảm tới 30,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản là một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam. Chín tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,5 tỷ USD. Thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất vẫn là Nhật Bản chiếm tỷ trọng 18,4%, tiếp theo là Hoa Kỳ gần 18%.
Bên cạnh việc xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng để phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản với tổng kim ngạch nhập khẩu trong chín tháng qua đạt tới 9,5 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2009./.
Trong số đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu đạt 7,32 tỷ USD, tăng trên 21%; thủy sản đạt 3,47 tỷ USD, tăng 14,2%.
Trong các mặt hàng nông sản, gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao cả về lượng và giá trị. Chín tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 5,55 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,56 tỷ USD, tăng gần 12% về lượng và trên 14 % về giá trị. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã xấp xỉ giá của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất.
Cùng với gạo, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng cả về lượng và giá xuất khẩu, như chín tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 925.000 tấn càphê đạt giá trị 1,32 tỷ USD, tăng 4,2% về lượng và gần 1% về giá trị.
Thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam là Đức, chiếm tỷ trọng 13,5%; tiếp theo là Hoa Kỳ 12,7%. Các thị trường có sự tăng trưởng khá trong thời gian này là Philippines tăng xấp xỉ 70% và Nga tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Với mặt hàng cao su, mặc dù lượng xuất khẩu chỉ tăng 10,9% nhưng giá trị tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm ngoái. Chín tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 531.000 tấn, đạt kim ngạch 1,45 tỷ USD. Giá cao xu xuất khẩu trung bình tăng tới 85,9% so với cùng kỳ. Nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm trên 57% về giá trị.
Chè cũng là mặt hàng có giá xuất khẩu trung bình tăng tới gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng xuất khẩu 100.000 tấn trong chín tháng, đạt kim ngạch 146 triệu USD, khối lượng chỉ tăng 4% nhưng giá trị tăng tới 16,7% so với cùng kỳ. Việt Nam xuất khẩu chè nhiều nhất sang thị trường Pakistan, tiếp đến là Đài Loan và Nga.
Với hạt điều, Việt Nam vẫn giữ vị trí số 1 thế gới. Chín tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 143.000 tấn, đạt giá trị 780 triệu USD, tăng trên 10% về khối lượng và 30% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân tăng tới trên 19% so với cùng kỳ. Hạt điều Việt nam được xuất khẩu đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm gần 34% giá trị.
Khác với hạt điều, chín tháng qua, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 5,6% nhưng giá xuất khẩu tiêu cũng tăng tới trên 30% về giá trị so với cùng. Chín tháng 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 102.000 tấn, đạt kim ngạch 345 triệu USD.
Lâm sản và gỗ là mằng hàng có kim ngạch khẩu khá cao với tổng kim ngạch chín tháng đạt 2,6 tỷ USD. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu gỗ để làm nguyên liệu sản xuất cũng rất lớn với tổng tim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này lên tới 827 triệu USD trong chín tháng qua, mặc dù đã giảm tới 30,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản là một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam. Chín tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,5 tỷ USD. Thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất vẫn là Nhật Bản chiếm tỷ trọng 18,4%, tiếp theo là Hoa Kỳ gần 18%.
Bên cạnh việc xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng để phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản với tổng kim ngạch nhập khẩu trong chín tháng qua đạt tới 9,5 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2009./.
Ngọc Dung (Vietnam+)