Theo Bộ Nông nghiệp, cùng vớiviệc các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn về thị trường và giá cóxu hướng giảm, cộng thêm do nghỉ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán nênthực tế hoạt giao dịch mua bán chỉ diễn ra trong khoảng 20 ngày củatháng Một, vì vậy dẫn tới sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu đáng kể nóitrên.
Cụ thể đối với một số mặt hàng chính như gạoước tháng Một xuất khẩu đạt 400.000 tấn, thu về 240 triệu USD, giảm 25,4%về lượng và 14,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá gạo xuất khẩu trongtháng giảm nhẹ so với tháng trước, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa kýđược nhiều hợp đồng xuất khẩu do giá gạo của Việt Nam cao hơn gạo củacác nước xuất khẩu khác như Ấn Độ và Pakistan.
Đối vớimặt hàng càphê cũng đang phải chịu chung tình cảnh ảm đạm của tình hìnhkinh tế châu Âu, nên giá càphê xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm trongthời gian tới.
Ước xuất khẩu càphê tháng Một đạt 170.000 tấn với trị giá350 triệu USD, giảm 20,9% về lượng và 15,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Ngay như mặt hàng caosu cũng sụt giảm đáng kể cả về lượng và giá trịxuất khẩu do các doanh nghiệp Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu. Xuất khẩucaosu ước đạt 60.000 tấn giảm hơn 19% về lượng và tới gần 39% về giátrị so với cùng kỳ năm trước.
Trong các mặt hàng nôngsản chính chỉ có tiêu và hạt điều là vẫn giữ được giá trên thị trườngthế giới; trong đó xuất khẩu tiêu ước đạt 4.000 tấn, kim ngạch đạt 30triệu USD, tăng 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đối với mặt hàng thuỷ sản tháng Một xuất khẩu ước đạt 370 triệu USD,giảm 13,3% so với cùng kỳ.
Nền kinh tế của nhiều nước châu Âu đang lâmvào khó khăn, việc tiêu thụ cũng như khả năng thanh toán của nhóm thịtrường này đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước/.