Chiều 29/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khu vực Đồng bằng sông Hồng” năm 2012.
Đây là dịp để các tỉnh, thành phố trong khu vực giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu phát triển, chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp xúc với lãnh đạo địa phương, tìm hiểu cơ hội hợp tác, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái...
Sau khi thảo luận, các đại biểu đã nhất trí cao với định hướng đến năm 2020, Đồng bằng sông Hồng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác; cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân các tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đề nghị lãnh đạo các địa phương cần lắng nghe ý kiến đóng góp, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Các địa phương trong khu vực cũng cần nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; sản xuất nguyên liệu kết hợp với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; quan tâm đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đầu tư bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch, dịch vụ, nhằm khai thác thế mạnh môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Theo thống kê, Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố (bao gồm Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) có trên 1.400.000ha đất nông nghiệp chủ yếu là phù sa màu mỡ thích hợp cho sản xuất.
Những năm gần đây, Đồng bằng sông Hồng đã thu hút gần 700 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 7,3 tỷ USD, trong đó nhiều doanh nghiệp đã rót vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nguồn vốn trên chủ yếu tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 35%, thấp hơn nhiều so với tiềm năng, nhu cầu phát triển của khu vực này.
Trong 10 tháng năm 2012, Đồng bằng sông Hồng có 288 dự án mới được cấp phép đầu tư, tổng vốn hơn 2.548 triệu USD, là vùng đứng thứ 2 về số dự án FDI, nhưng chỉ có 1,5% số dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Tại diễn đàn, đại diện các địa phương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã ký kết các văn bản ghi nhớ, trao giấy chứng nhận đầu tư một số dự án trong vùng./.
Đây là dịp để các tỉnh, thành phố trong khu vực giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu phát triển, chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp xúc với lãnh đạo địa phương, tìm hiểu cơ hội hợp tác, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái...
Sau khi thảo luận, các đại biểu đã nhất trí cao với định hướng đến năm 2020, Đồng bằng sông Hồng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác; cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân các tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đề nghị lãnh đạo các địa phương cần lắng nghe ý kiến đóng góp, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Các địa phương trong khu vực cũng cần nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; sản xuất nguyên liệu kết hợp với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; quan tâm đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đầu tư bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch, dịch vụ, nhằm khai thác thế mạnh môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Theo thống kê, Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố (bao gồm Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) có trên 1.400.000ha đất nông nghiệp chủ yếu là phù sa màu mỡ thích hợp cho sản xuất.
Những năm gần đây, Đồng bằng sông Hồng đã thu hút gần 700 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 7,3 tỷ USD, trong đó nhiều doanh nghiệp đã rót vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nguồn vốn trên chủ yếu tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 35%, thấp hơn nhiều so với tiềm năng, nhu cầu phát triển của khu vực này.
Trong 10 tháng năm 2012, Đồng bằng sông Hồng có 288 dự án mới được cấp phép đầu tư, tổng vốn hơn 2.548 triệu USD, là vùng đứng thứ 2 về số dự án FDI, nhưng chỉ có 1,5% số dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Tại diễn đàn, đại diện các địa phương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã ký kết các văn bản ghi nhớ, trao giấy chứng nhận đầu tư một số dự án trong vùng./.
Vũ Văn Đạt (TTXVN)