Có nhiều giả thiết về vụ án Lệ Chi Viên dẫn đến việc tru di cả ba họ của danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vốn là một đại thần dưới triều Lê Sơ. Vụ án với nỗi bi kịch được xem là thê thảm bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đến nay vẫn còn làm nhói đau bao trái tim người Việt.
Với mong muốn mang lại cho người đương đại cái nhìn khác qua một góc chiếu mới vào lịch sử, bằng cái nhìn nhân văn, đạo diễn Trần Quang Hùng cùng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã dàn dựng vở “Yêu là thoát tội” để lý giải cho một giả thiết mới về vụ án này.
Góc chiếu khác vào lịch sử
“Yêu là thoát tội” như một cái nhìn tự do, phóng khoáng của con người thuộc thời đại ngày nay về một khoảng bi thảm của lịch sử dân tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.
Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải dưới một góc nhìn mới đậm tính nhân văn. Tác giả đã cảm thông sâu sắc với thân phận nữ nhi của học sĩ Thị Lan (Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi). Bà là một phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, có một tình yêu chân thành đi kèm với sự tôn kính người chồng là Nguyễn Thái Úy (Nguyễn Trãi), một bậc khai quốc công thần có rất nhiều công lao với triều đình.
Đạo diễn Trần Quang Hùng đã dành cho Thiên tử của thời Lê Sơ một cái nhìn vị tha hơn. Ông khám phá góc khuất vốn chưa được nhắc đến trong con người vị Vua này. Đó là nỗi đau, niềm day dứt của Thiên tử, khi ông ở đỉnh cao tột độ của sự vinh quang, đứng trên muôn người nhưng lại luôn bị nỗi cô đơn dày vò.
Trong Vua luôn xảy ra mâu thuẫn giữa tình cảm thực, khao khát có một tri kỷ, mong muốn được hưởng hạnh phúc bình thường của một thứ dân với ý thức về vị thế của một vị Thiên tử.
Từ đó, êkíp làm vở diễn đã đưa thêm một sự lý giải, một cách minh oan và sự cảm thông cho Thị Lan, người phụ nữ đặc biệt đã đóng vai trò không nhỏ trong tấn bi kịch lớn.
Có thể nói, người tài thường hay đa đoan, phụ nữ tài năng, giầu lòng trắc ẩn lại càng dễ đồng cảm với sự cô đơn của một ông Vua trên ngai vàng.
Những ngày vào cung dạy học cho Thái Tử, Thị Lan có nhiều cơ hội ở bên vị Vua trẻ trung, biết yêu, có khả năng cảm nhận vẻ đẹp nội tâm, vẻ đẹp trí tuệ của bà đã ít nhiều khiến bà xao động.
Có lẽ hình ảnh đẹp nhất trong vở diễn lại là lúc tâm “Phật” trong vị Vua đã thắng bản năng của ông. Khi Thị Lan đã mềm lòng, sẵn sàng dâng hiến cho Thiên tử thì thay bằng việc thực hiện ý đồ chiếm đoạt thiếp của Nguyễn Thái Úy, ông lại thực hiện một hành động đẹp là khoác áo lên cho nàng.
Tuy nhiên, thảm kịch vẫn xảy ra khi hoàng hậu ganh ghét và muốn đưa con lên ngai vàng đã cấu kết với gian thần đầu độc nhà Vua rồi sắp đặt để vu oan cho Thị Lan tội giết Vua dẫn tới việc họ tộc ba đời nhà Nguyễn bị tru di…
Các nghệ sỹ tài hoa của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã diễn tròn vai, thể hiện thành công sự giằng xé nội tâm của nhân vật. Đó là nỗi đau khó nói thành lời trước cảnh nước nhà loạn lạc, vợ chồng cách chia của nhân vật Nguyễn Thái Úy, hay niềm day dứt của Thị Lan khi trót thương cảm, xao động trước Hoàng Thượng và sự giằng xé của vị Vua trẻ giữa luân lý với niềm khao khát người thiếp của bề tôi.
Từng góc khuất của con người được soi chiếu và mổ xẻ khiến cho khán giả cảm nhận được xung quanh cái bi ai của vụ án Lệ Chi Viên còn nhen nhóm những nét đẹp.
Xúc động khán phòng
Có thể nói, đã khá lâu rạp Hồng Hà mới lại kín chỗ từ đầu đến cuối buổi diễn để xem một vở cải lương như buổi công chiếu “Yêu là thoát tội” vào tối 15/6.
Trong khán phòng đã không ít khán giả phải lấy vạt áo lau nước mắt. Có người mắt vẫn còn đỏ hoe khi bước ra khỏi rạp.
Chị Phương, biên tập viên của một tạp chí ở Hà Nội, chia sẻ cảm xúc sau khi xem: “Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mình đã được nghe và cất công tìm hiểu về vụ án Lệ Chi Viên. Đến hôm nay mình lại có thêm cái nhìn mới từ một góc chiếu khác. Vở kịch xúc động không chỉ vì nó dựng lại nỗi oan thảm khốc nhất trong lịch sử mà còn bởi nó đi sâu vào khai thác tâm lý nhân vật một cách rất nhân bản. Đây là vở diễn sâu sắc, có nhiều thông điệp.”
Chị Dung ở Nguyên Hồng, Hà Nội, mắt vẫn còn đỏ hoe: “Trước nay, mình chỉ thương ba đời nhà Nguyễn Trãi và ghét ông Vua háo sắc gây ra nỗi oan cho trung thần nhưng khi xem vở kịch này, thậm chí mình còn khóc thương cả vị Vua nữa. Lịch sử bi thương nhưng vẫn có cái đẹp. Vở kịch giúp mình khám phá ra vẻ đẹp đó.”
Một khán giả nhiều tuổi hơn thì mộc mạc hơn: “Các nghệ sỹ diễn đạt quá, làm tôi khóc suốt buổi."
Đánh giá về vở diễn “Yêu là thoát tội,” ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhận xét đây là một vở diễn thành công và gây xúc động qua cái nhìn nhân ái của đạo diễn.
Theo ông Cục trưởng, chuyện lịch sử có nhiều góc để chiếu vào, vở kịch này đã có một góc chiếu mới để câu chuyện lịch sử được biết đến nhiều chiều hơn./.
Với mong muốn mang lại cho người đương đại cái nhìn khác qua một góc chiếu mới vào lịch sử, bằng cái nhìn nhân văn, đạo diễn Trần Quang Hùng cùng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã dàn dựng vở “Yêu là thoát tội” để lý giải cho một giả thiết mới về vụ án này.
Góc chiếu khác vào lịch sử
“Yêu là thoát tội” như một cái nhìn tự do, phóng khoáng của con người thuộc thời đại ngày nay về một khoảng bi thảm của lịch sử dân tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.
Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải dưới một góc nhìn mới đậm tính nhân văn. Tác giả đã cảm thông sâu sắc với thân phận nữ nhi của học sĩ Thị Lan (Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi). Bà là một phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, có một tình yêu chân thành đi kèm với sự tôn kính người chồng là Nguyễn Thái Úy (Nguyễn Trãi), một bậc khai quốc công thần có rất nhiều công lao với triều đình.
Đạo diễn Trần Quang Hùng đã dành cho Thiên tử của thời Lê Sơ một cái nhìn vị tha hơn. Ông khám phá góc khuất vốn chưa được nhắc đến trong con người vị Vua này. Đó là nỗi đau, niềm day dứt của Thiên tử, khi ông ở đỉnh cao tột độ của sự vinh quang, đứng trên muôn người nhưng lại luôn bị nỗi cô đơn dày vò.
Trong Vua luôn xảy ra mâu thuẫn giữa tình cảm thực, khao khát có một tri kỷ, mong muốn được hưởng hạnh phúc bình thường của một thứ dân với ý thức về vị thế của một vị Thiên tử.
Từ đó, êkíp làm vở diễn đã đưa thêm một sự lý giải, một cách minh oan và sự cảm thông cho Thị Lan, người phụ nữ đặc biệt đã đóng vai trò không nhỏ trong tấn bi kịch lớn.
Có thể nói, người tài thường hay đa đoan, phụ nữ tài năng, giầu lòng trắc ẩn lại càng dễ đồng cảm với sự cô đơn của một ông Vua trên ngai vàng.
Những ngày vào cung dạy học cho Thái Tử, Thị Lan có nhiều cơ hội ở bên vị Vua trẻ trung, biết yêu, có khả năng cảm nhận vẻ đẹp nội tâm, vẻ đẹp trí tuệ của bà đã ít nhiều khiến bà xao động.
Có lẽ hình ảnh đẹp nhất trong vở diễn lại là lúc tâm “Phật” trong vị Vua đã thắng bản năng của ông. Khi Thị Lan đã mềm lòng, sẵn sàng dâng hiến cho Thiên tử thì thay bằng việc thực hiện ý đồ chiếm đoạt thiếp của Nguyễn Thái Úy, ông lại thực hiện một hành động đẹp là khoác áo lên cho nàng.
Tuy nhiên, thảm kịch vẫn xảy ra khi hoàng hậu ganh ghét và muốn đưa con lên ngai vàng đã cấu kết với gian thần đầu độc nhà Vua rồi sắp đặt để vu oan cho Thị Lan tội giết Vua dẫn tới việc họ tộc ba đời nhà Nguyễn bị tru di…
Các nghệ sỹ tài hoa của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã diễn tròn vai, thể hiện thành công sự giằng xé nội tâm của nhân vật. Đó là nỗi đau khó nói thành lời trước cảnh nước nhà loạn lạc, vợ chồng cách chia của nhân vật Nguyễn Thái Úy, hay niềm day dứt của Thị Lan khi trót thương cảm, xao động trước Hoàng Thượng và sự giằng xé của vị Vua trẻ giữa luân lý với niềm khao khát người thiếp của bề tôi.
Từng góc khuất của con người được soi chiếu và mổ xẻ khiến cho khán giả cảm nhận được xung quanh cái bi ai của vụ án Lệ Chi Viên còn nhen nhóm những nét đẹp.
Xúc động khán phòng
Có thể nói, đã khá lâu rạp Hồng Hà mới lại kín chỗ từ đầu đến cuối buổi diễn để xem một vở cải lương như buổi công chiếu “Yêu là thoát tội” vào tối 15/6.
Trong khán phòng đã không ít khán giả phải lấy vạt áo lau nước mắt. Có người mắt vẫn còn đỏ hoe khi bước ra khỏi rạp.
Chị Phương, biên tập viên của một tạp chí ở Hà Nội, chia sẻ cảm xúc sau khi xem: “Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mình đã được nghe và cất công tìm hiểu về vụ án Lệ Chi Viên. Đến hôm nay mình lại có thêm cái nhìn mới từ một góc chiếu khác. Vở kịch xúc động không chỉ vì nó dựng lại nỗi oan thảm khốc nhất trong lịch sử mà còn bởi nó đi sâu vào khai thác tâm lý nhân vật một cách rất nhân bản. Đây là vở diễn sâu sắc, có nhiều thông điệp.”
Chị Dung ở Nguyên Hồng, Hà Nội, mắt vẫn còn đỏ hoe: “Trước nay, mình chỉ thương ba đời nhà Nguyễn Trãi và ghét ông Vua háo sắc gây ra nỗi oan cho trung thần nhưng khi xem vở kịch này, thậm chí mình còn khóc thương cả vị Vua nữa. Lịch sử bi thương nhưng vẫn có cái đẹp. Vở kịch giúp mình khám phá ra vẻ đẹp đó.”
Một khán giả nhiều tuổi hơn thì mộc mạc hơn: “Các nghệ sỹ diễn đạt quá, làm tôi khóc suốt buổi."
Đánh giá về vở diễn “Yêu là thoát tội,” ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhận xét đây là một vở diễn thành công và gây xúc động qua cái nhìn nhân ái của đạo diễn.
Theo ông Cục trưởng, chuyện lịch sử có nhiều góc để chiếu vào, vở kịch này đã có một góc chiếu mới để câu chuyện lịch sử được biết đến nhiều chiều hơn./.
Thiên Linh (Vietnam+)