Youth Olympic Games 2010 : Tầm nhìn của Sư tử

Theo ông Francis Chong, Phó Trưởng Ban Tổ chức Olympic trẻ 2010 của Singapore, Singapore xin ứng cử bởi họ coi đây là một cơ hội đăng cai một sự kiện thể thao quan trọng.

Theo ông Francis Chong, Phó Trưởng Ban Tổ chức Olympic trẻ 2010 của Singapore,  Singapore xin ứng cử bởi họ coi đây là một cơ hội đăng cai một sự kiện thể thao quan trọng.

Rõ ràng, trong 3 sự kiện thể thao: Đại hội Thể thao bãi biển châu Á đã được Indonesia tổ chức và Đại hội Thể thao trong nhà châu Á do Việt Nam đăng cai thì Thế vận hội trẻ 2010 là một cơ hội quảng bá đất nước và thể hiện khả năng tổ chức tốt nhất, mà cả 2 sự kiện còn lại không thể so bì, dù kinh phí tổ chức chưa chắc đã là một sự khác biệt quá lớn.

“Thế vận hội trẻ ở Singapore là một sự kiện không cần phải chi tiêu nhiều. Chỉ là một con số khiêm tốn thôi. Riêng về cơ sở vật chất phục vụ đại hội thì chúng tôi không cần phải xây mới, xây thêm. Các công trình hiện tại đã đủ tiêu chuẩn để tổ chức rồi”, ông Francis Chong nói.
 
Thế vận hội trẻ ở Singapore 2010 dự kiến sẽ đón khoảng 3.200 vận động viên và 800 quan chức, huấn luyện viên đến từ khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, cùng với một lực lượng tương đối lớn của giới truyền thông. Sự kiện này sẽ diễn ra từ 14-26 tháng 8 năm 2010.

Dĩ nhiên, Việt Nam không thể so sánh về cơ sở vật chất và những điều kiện khác với Singapore, nên việc chưa thể tổ chức một đại hội tầm cỡ thế giới và buộc phải hài lòng với những sự kiện bé hơn cũng là điều có thể hiểu được.
 
Trên tương quan ấy, có thể thấy rằng Asian Indoor Games mà Việt Nam sẽ đăng cai trong năm 2009, cũng đòi hỏi một khoản đầu tư lớn từ ngân sách do có việc xây dựng một số địa điểm thi đấu mới.

Chỉ hy vọng là hình ảnh của đất nước sẽ được quảng bá một cách rộng rãi và hiệu quả thông qua sự kiện này, tương ứng với chi phí Việt Nam bỏ ra.
 
Một trường học và sân khấu khổng lồ
 
Thế vận hội trẻ tổ chức ở Singapore năm 2010 sẽ là kỳ đại hội đầu tiên dành cho các vận động viên nằm trong lứa tuổi từ 14 đến 18. Cũng phải nói, Singapore trước nay chưa từng tổ chức một sự kiện tầm cỡ như thế, nhưng chỉ với những nỗ lực ban đầu của họ, chỉ trong vòng 30 ngày đầu tiên kể từ khi Singapore chính thức được trao quyền cũng đã có tới 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự. Đó là một thành công ngoài tưởng tượng khi mà ban tổ chức của họ chỉ từng có hơn chục người trong thời điểm ban đầu.
 
Một thành công thứ hai là Singapore đã xây dựng nên những tiêu chí của một Thế vận hội dành riêng cho tuổi trẻ được tất cả đánh giá rất cao. Youth Olympic Games 2010 có khẩu trương Excellent – Respect – Friendship (tạm dịch là Tuyệt vời – Tôn trọng – Hữu nghị). Sự kiện này cũng xác định nó không chỉ đơn thuần là một cuộc chơi thể thao mà còn là giáo dục và văn hóa.
 
“Với thế hệ trẻ, điều quan trọng nhất không phải là thi đấu và giành huy chương, mà họ còn phải học được những giá trị của thể thao, của cuộc sống và hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau. Chính vì điều này mà chúng tôi đặt ra 2 tiêu chí nữa là Giáo dục và Hoạt động văn hóa”, ông Francis Chong cho biết.
 
“Có thể đưa ra một ví dụ thế này, nếu như là Usain Bolt, cuộc thi của anh ấy chỉ bắt đầu khi tiếng súng xuất phát nổ rồi chưa đầy 10 giây là kết thúc. Thì với một vận động viên chạy 100m ở Thế vận hội trẻ, họ sẽ còn tham gia vào các hoạt động khác, giao lưu, trao đổi văn hóa”, vẫn lời ông Francis Chong.
 
Có lẽ, với những quan niệm và quyết tâm nói trên, Singapore sẽ là tạo dấu ấn: một quốc gia chỉ có hơn 4,5 triệu dân nhưng cũng tổ chức thành công một Thế vận hội (dù chỉ là trẻ và có quy mô bằng 1/3 Thế vận hội Bắc Kinh 2008).
 
Phạm Tấn (Thể thao & Văn hóa)

Tin cùng chuyên mục