Từ nhiều năm nay, cuối con đường Nguyễn Thông gần ga Sài Gòn xuất hiện nhiều bảng hiệu bán cơm trắng treo dọc hai bên đường, hoạt động nhộn nhịp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Phố bán cơm trắng ở cuối đường Nguyễn được gọi là 'Phố cơm không' của người nghèo đã hơn 10 năm nay. Phố cơm ở gần ga tàu vì đây là điểm đến của những người dân tỉnh lẻ vào Sài Gòn kiếm sống.  (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Người bán cơm không cần thuê mặt bằng, chỉ mấy bình gas, vài cái nồi cơm điện loại 5 cân, che ô bên vỉa hè (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Có những người còn mở tiệm bán cơm không ngay tại nhà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Gọi là 'phố' nhưng các quán cơm nằm rải rác chứ không tập trung thành dãy từ đầu đến cuối đường. Điểm chung dễ nhận thấy là những chiếc nồi cơm điện to ngoại cỡ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Quán của chị Nguyễn Thanh Nga ở 149 Nguyễn Thông là quán lớn nhất, có mặt bằng vừa nấu vừa bán tại chỗ, còn lại đa số đều là quán vỉa hè, người bán nấu cơm tại nhà rồi đẩy xe ra vệ đường đứng bán. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi ngày, chị Nga dậy từ 3 giờ sáng vo gạo để kịp có cơm đi bỏ mối, rồi xế trưa và chiều lại nấu thêm nhiều đợt nữa để phục vụ khách mua lẻ. Mỗi ngày chị nấu 4 - 500 ký gạo, tương đương gần 1 tấn cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi cửa hàng bán cơm trắng tại đây có hơn chục cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ bán cơm tính theo cân, người ta cũng thường gọi là 'cơm ký' hay 'cơm không người lái'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cơm được cân ký, nóng hổi trong những túi nilon màu trắng. Đây là lựa chọn phù hợp với những người lao động thu nhập thấp, chỉ cần ít cơm trắng thêm chút thức ăn tự nấu là xong một bữa ăn ngon rẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khu vực gần ga Sài Gòn có rất đông những người từ tỉnh lẻ tha phương lên thành phố làm ăn. Trong đó, chủ yếu làm các nghề như bán vé số, mua ve chai và chạy xe ôm… Với họ, vào quán ăn một bữa cơm 20.000 đồng là điều xa xỉ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Và như vậy, tuyến phố cơm trắng đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người thu nhập thấp hàng chục năm nay. Tuy không được bữa ăn đầy đủ, cao sang nhưng giúp họ no bụng tiếp tục làm việc, tiết kiệm chi phí để lo cho gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khách đến mua cơm trắng không chỉ người vô gia cư, lao động nghèo, sinh viên mà còn những gia đình không tiện nấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Một ký gạo nấu thành 2 ký cơm, gạo ở đây chỉ khoảng 12.000 đ/kg không phải loại ngon nhưng khách mua chủ yếu người có thu nhập thấp, chỉ cần ăn no, rẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chị Nguyễn Thị Thu, một người nấu cơm tại quán chia sẻ, công việc này nhìn thì nghĩ nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thực sự rất cực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

'Hàng ngày, chúng tôi bắt đầu phải nấu từ sáng sớm. Nơi nấu nướng thì chỉ rộng 10m2 mà kê hơn chục bếp. Hơi nóng bay ra dữ lắm, chị em chúng tôi ai cũng bỏng lên bỏng xuống khắp người,” chị Thu chỉ vết sẹo thâm đen ở cánh tay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bán hàng cơm chủ yếu có lời vào thức ăn, vì vậy khi có người đến chỉ mua cơm trắng thì chủ quán nhiều khi vì lời lãi không bao nhiêu. Bởi vậy, 'phố cơm không' ở ga tàu lửa chuyên phục vụ những người lao động ít tiền mới duy trì được nhiều năm nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trên con phố này, cơm loại thường được bán với giá 8.000 đồng/ký, cơm ngon thì 10.000 đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mỗi cân cơm những người bán ở đây chỉ lãi được 500 - 1.000 đồng. 'Chúng tôi chỉ lấy công làm lãi', chị Nga một chủ quán cơm chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiện nay ga Sài Gòn là ga hành khách trọng điểm của ngành Đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bài trước Bài tiếp