Mega Story

Những xu hướng công nghệ sẽ định hình thế giới giai đoạn 2024-2026

Minh Sơn 05/02/2024 11:41

Trong tương lai gần, những công nghệ tiên tiến như nền tảng đám mây công nghiệp; siêu ứng dụng; an ninh mạng chủ động; và đặc biệt là công nghệ bền vững hứa hẹn mang lại những thành quả vượt trội cho doanh nghiệp.

lmsw(1).jpg

Trong tương lai gần, những công nghệ tiên tiến như nền tảng đám mây công nghiệp, siêu ứng dụng, an ninh mạng chủ động và đặc biệt là công nghệ bền vững hứa hẹn mang lại những thành quả vượt trội cho doanh nghiệp.

Báo cáo Tổng hợp các xu hướng năm 2023 và định hướng công nghệ 2024-2026 do FPT Digital công bố mới đây cho thấy: Điện toán đám mây, An ninh mạng và AI là các công nghệ được dự báo sẽ thu hút khoản đầu tư lớn nhất trong giai đoạn 2024-2026.

Tiếp tục gia tăng đầu tư vào công nghệ thông tin đang trở thành một xu hướng quan trọng trong hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Theo đại diện FPT Digital, hơn 30% doanh nghiệp tin tưởng vào hiệu quả giúp tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí do đầu tư vào công nghệ thông tin.

screen-shot-2024-01-22-at-15.25.36.png
Quy mô thị trường các công nghệ được dự báo thu hút đầu tư nhiều nhất trong giai đoạn 2024-2026 (Đơn vị: tỉ USD. Nguồn FPT Digital).

Cùng với đó, các xu hướng công nghệ chủ đạo giai đoạn 2024-2026 mà các doanh nghiệp cần lưu tâm đó là: Chủ động dự báo và phòng ngừa rủi ro an ninh mạng, Nền tảng điện toán đám mây công nghiệp, AI tạo sinh (Generative AI), Siêu ứng dụng di động và Công nghệ bền vững.

Tăng cường dự báo và phòng ngừa rủi ro an ninh mạng

Theo số liệu của FPT Digital, hơn 90% tổ chức được khảo sát có sử dụng điện toán đám mây, trong đó 66% tổ chức được khảo sát sử dụng nền tảng điện toán đám mây công cộng, và 45% sử dụng nền tảng điện toán đám mây dùng riêng.

Tới năm 2022, 60% dữ liệu doanh nghiệp trên thế giới được lưu trữ trên điện toán đám mây. Vào năm 2025, dự kiến thế giới sẽ có 200 zettabyte dữ liệu sẽ được lưu trữ trên điện toán đám mây.

networksecurity.jpeg

Hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chiếm 37% tổng dữ liệu lưu trữ trên điện toán đám mây toàn cầu, và có xu hướng mở rộng nhanh tại Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam.

Do đó, các nền tảng điện toán đám mây có mối đe dọa cao trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc, đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn và giải pháp an ninh mạng tốt hơn để bảo vệ dữ liệu trên các nền tảng điện toán đám mây.

Trong bối cảnh các công nghệ mới đang được phát triển ngày càng nhiều, các loại rủi ro an ninh mạng mới cũng được ra đời theo đó. Các loại rủi to mới nhất, mang lại mối đe dọa cao nhất trong tương lai gần là các cuộc tấn công được thực hiện bởi AI, các cuộc tấn công liên quan đến điện toán lượng tử, phá hoại dữ liệu rất mạnh.

Với các loại rủi ro mới này, khoản đầu tư cho các giải pháp an ninh mạng được dự báo sẽ tăng cao trong các năm tới. Ước tính vào năm 2026, khoản đầu tư cho các giải pháp an ninh mạng sẽ đạt khoảng 21 nghìn tỉ USD, nhằm đảm bảo khả năng ứng phó với các loại rủi ro mới được phát sinh.

Hiện nay, trên thế giới đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách yêu cầu doanh nghiệp vận dụng các giải pháp an ninh mạng. Theo FPT Digital, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, phân tích dữ liệu,... trong đảm bảo an ninh mạng cho phép doanh nghiệp có thể chủ động và tự động dự báo và phòng ngừa các rủi ro, giúp giảm thiểu thời gian xử lý và giảm thiểu thiệt hại

Nền tảng đám mây công nghiệp

Nền tảng đám mây công nghiệp là tập hợp các phần mềm, nền tảng, hạ tầng được triển khai trên đám mây về một nền tảng chung, gồm các giải pháp công nghệ thông tin chuyên dụng cho các ngành kinh doanh cụ thể. Nền tảng cho phép doanh nghiệp đáp ứng với các tiêu chuẩn trên thế giới trong ngành một cách nhanh chóng, hiệu quả

Theo dự báo của Gartner, 70% doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ sử dụng nền tảng đám mây công nghiệp để tăng tốc các chương trình hành động vào năm 2027.

a-guide-to-connect-wordpress-sit.jpeg

FPT Digital đã chỉ ra 3 nguyên nhân cho sự nổi lên của nền tảng đám mây công nghiệp bao gồm: Khả năng cung cấp các giải pháp chính xác, dễ sử dụng cho các ngành; áp dụng các tiêu chuẩn tốt nhất trong ngành; Khả năng gia tăng tốc độ chuyển đổi điện toán đám mây; Cho phép doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng đáp ứng các quy trình và ứng dụng.

screen-shot-2024-02-05-at-09.05.41.png
(Nguồn: FPT Digital)s

Báo cáo của FPT Digital cũng chỉ rõ các hành động cụ thể mà doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện trong năm 2024-2026 bao gồm:

- Quy hoạch hệ thống ứng dụng và hạ tầng công nghệ thông tin.

- Xác định đơn vị cung cấp nền tảng đám mây phù hợp.

- Thử nghiệm một số các use case và xác định các hành động cần thực hiện.

AI tạo sinh (Generative AI)

Generative AI là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan đến việc tạo ra các nội dung mới, độc đáo và sáng tạo mà chưa tồn tại trước đây, như hình ảnh, âm thanh, văn bản, mã nguồn, hoặc bất kỳ loại dữ liệu nào khác.

230222_generative-ai_blog_2.jpeg

Generative AI có khả năng tạo ra nội dung có độ chân thực cao, bắt chước khả năng sáng tạo của con người, khiến nó trở thành công cụ có giá trị cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Generative AI là một xu hướng toàn cầu hóa đang tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực. Các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Meta, OpenAI,... hay tại Việt Nam có một số tập đoàn như FPT, VinGroup đều đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực Generative AI. Các doanh nghiệp và tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đang bắt đầu ứng dụng Generative AI vào hoạt động của mình.

screen-shot-2024-02-05-at-09.09.16.png
(Nguồn: FPT Digital)

Generative AI có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Sáng tạo nội dung: Generative AI có thể được sử dụng để tạo ra các hình ảnh, âm thanh, văn bản, video,... sáng tạo và độc đáo.

Cùng với đó, Generative AI có thể được sử dụng để tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Generative AI cũng có thể được sử dụng để tạo ra các mô hình và công nghệ mới.

Generative AI đang trở thành xu hướng công nghệ quan trọng do khả năng tự động hóa và tạo ra nội dung đa dạng, từ văn bản đến hình ảnh và video, với hiệu suất cao và chi phí thấp. Công nghệ này đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho sự sáng tạo và khám phá mới trong nhiều lĩnh vực. Sự tiến bộ liên tục trong AI và học máy càng làm tăng khả năng và ảnh hưởng của generative AI trong tương lai.

1677699348773.jpeg

Theo Báo cáo của FPT Digital, Generative AI được dự báo sẽ mang lại nhiều tiềm năng trong hoạt động của các công ty. Theo phân tích của McKinsey, Generative AI sẽ tác động trực tiếp vào doanh thu của các ngành như: Ngân hàng, Ngành Bán lẻ và Hàng tiêu dùng đóng gói, Ngành Dược phẩm và Sản phẩm Y tế:

Siêu ứng dụng di động

Siêu ứng dụng bao gồm nhiều dịch vụ trên một ứng dụng, mỗi dịch vụ có thể tồn tại như một ứng dụng riêng biệt, giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng thông qua các dịch vụ đó

106912043-thumbnail-explains-sup.jpeg

Các siêu ứng dụng khai thác và tận dụng giá trị khi cung cấp nhiều dịch vụ đồng thời trên 1 ứng dụng duy nhất, đảm bảo trải nghiệm khách hàng xuyên suốt, tối đa hóa dữ liệu thu thập được, và tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng

Tốc độ tăng trưởng chóng mặt của điện thoại thông minh là môi trường lý tưởng cho sự nổi lên của các siêu ứng dụng. Trong năm 2022, tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã đạt 76%, và ước tính đạt 94% vào năm 2030.

screen-shot-2024-02-05-at-09.06.42.png
(Nguồn: FPT Digital)
screen-shot-2024-02-05-at-09.07.15.png
(Nguồn: FPT Digital)

Điều này dẫn đến sự cạnh tranh của các ứng dụng trong công tác thu hút người dùng. Mô hình siêu ứng dụng ra đời như một giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều người dùng cho ứng dụng.

Theo Báo cáo của FPT Digital, mô hình siêu ứng dụng có khả năng thu thập nhiều loại dữ liệu khách hàng nhờ nhiều loại dịch vụ da dạng được cung cấp trên ứng dụng. Nhờ mô hình này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều loại dữ liệu khách hàng đa dạng từ một ứng dụng duy nhất, làm giàu cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Để triển khai mô hình siêu ứng dụng, doanh nghiệp cần tập hợp các sản phẩm, dịch vụ thuộc nội bộ và đối tác; đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm, dịch vụ đó.

Công nghệ bền vững

Ứng dụng công nghệ bền vững đang dần trở thành xu thế tất yếu trong chiến lược ESG cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, năng lượng,...

Không chỉ giúp doanh nghiệp giảm lượng khí thải carbon, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững, ứng dụng Công nghệ Số trong Chuyển đổi Xanh còn góp phần tạo ra các giá trị gia tăng trong nền Kinh tế Tuần hoàn.

1682322764957.jpeg

Chiến lược Công nghệ Số hiệu quả là yếu tố đòn bẩy giúp các doanh nghiệp tăng hiệu suất giảm phát thải, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

World Economic Forum ước tính rằng Công nghệ Số có thể loại bỏ tới 15% tổng lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030, hơn một phần ba tổng lượng giảm phát thải cần thiết để đáp ứng các mục tiêu bền vững toàn cầu.

screen-shot-2024-02-05-at-09.09.52.png
(Nguồn: FPT Digital)

Theo FPT Digital, kết hợp giữa Công nghệ Số và Công nghệ Xanh đột phá là chìa khoá cho doanh nghiệp hiện thực hoá mục tiêu giảm phát thải carbon trong giai đoạn 2024 - 2026./.

tac-gia(2).png
Theo (Vietnam+)
Copy Link

(0) Bình luận
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những xu hướng công nghệ sẽ định hình thế giới giai đoạn 2024-2026