Theo hãng tin Tân Hoa xã, ngày 18/10, cảnh sát Trung Quốc cho biết 19 viên chức quản lý đô thị đã bị thương trong một vụ tấn công bằng axit xunphuyarich trong một vụ cưỡng chế phá nhà hôm 16/10 ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông nước này.
Sở công an thành phố Hạ Môn cho biết hai dân làng đã bị bắt do tình nghi liên quan đến vụ tấn công hôm 16/10 tại một ngôi làng ở thành phố này.
Theo cảnh sát, các viên chức kể trên đang phá dỡ một kho hàng xây dựng trái phép thì xảy ra tranh cãi với chủ nhà kho này, một người đàn ông 54 tuổi họ Shao, cùng con trai.
Sau đó, ông Shao ném một chai chứa axit xunphuyarich vào các viên chức khiến họ bị bỏng.
Thu hồi nhà đất luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất tại Trung Quốc trong những năm gần đây, khi làn sóng công nghiệp hóa khiến người nông dân lâm vào cảnh mất đất trong khi chưa được đào tạo nghề, dẫn đến những ẩn ức về mặt tinh thần.
Một nghiên cứu của Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết tranh chấp đất đai là nguyên nhân chính trong khoảng 180.000 vụ biểu tình năm 2010.
Vụ việc đáng chú ý nhất xảy ra năm 2011 ở ngôi làng miền nam Ô Khảm, nơi nhà chức trách đã thu hồi đất không thông báo cho nông dân.
Theo luật, các quan chức có thể trả tiền bồi thường tới gấp 30 lần sản lượng của khu đất nông nghiệp, nhưng thông thường mức chi trả thấp hơn và đất sau đó được bán cho những công ty bất động sản thương mại để bán lại với giá cao hơn nhiều, gây ra bất bình từ phía người dân./.
Sở công an thành phố Hạ Môn cho biết hai dân làng đã bị bắt do tình nghi liên quan đến vụ tấn công hôm 16/10 tại một ngôi làng ở thành phố này.
Theo cảnh sát, các viên chức kể trên đang phá dỡ một kho hàng xây dựng trái phép thì xảy ra tranh cãi với chủ nhà kho này, một người đàn ông 54 tuổi họ Shao, cùng con trai.
Sau đó, ông Shao ném một chai chứa axit xunphuyarich vào các viên chức khiến họ bị bỏng.
Thu hồi nhà đất luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất tại Trung Quốc trong những năm gần đây, khi làn sóng công nghiệp hóa khiến người nông dân lâm vào cảnh mất đất trong khi chưa được đào tạo nghề, dẫn đến những ẩn ức về mặt tinh thần.
Một nghiên cứu của Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết tranh chấp đất đai là nguyên nhân chính trong khoảng 180.000 vụ biểu tình năm 2010.
Vụ việc đáng chú ý nhất xảy ra năm 2011 ở ngôi làng miền nam Ô Khảm, nơi nhà chức trách đã thu hồi đất không thông báo cho nông dân.
Theo luật, các quan chức có thể trả tiền bồi thường tới gấp 30 lần sản lượng của khu đất nông nghiệp, nhưng thông thường mức chi trả thấp hơn và đất sau đó được bán cho những công ty bất động sản thương mại để bán lại với giá cao hơn nhiều, gây ra bất bình từ phía người dân./.
(Vietnam+)