Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn chấp thuận cho hai ngân hàng lớn là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Viecombank) được tăng vốn điều lệ.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc việc tăng vốn điều lệ đợt 2 của VietinBank từ 16.858 tỷ đồng lên 20.230 tỷ đồng, dành cho các cổ đông hiện hữu.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận việc tăng vốn điều lệ đợt 3 của VietinBank (thêm 6.500 tỷ đồng) từ cổ đông hiện hữu thay thế đợt tăng vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài The Bank of Novascotia (BNS) - một ngân hàng lớn của Canada.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, trường hợp VietinBank không tăng vốn được từ phát hành cho BNS trong năm 2011, VietinBank phải sử dụng các giải pháp khác để hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Ngân hàng phải cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay ở các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản… đảm bảo sau khi VietinBank tăng vốn đợt 2 từ cổ đông hiện hữu, duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% theo quy định.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính bố trí kinh phí mua cổ phần phát hành thêm của cổ đông Nhà nước tại VietinBank là 2.708 tỷ đồng để tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là 80,31% vốn điều lệ của VietinBank.
Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của Vietcombank từ 17.587,540 tỷ đồng lên 19.698 tỷ đồng theo kết quả phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2010 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12%./.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc việc tăng vốn điều lệ đợt 2 của VietinBank từ 16.858 tỷ đồng lên 20.230 tỷ đồng, dành cho các cổ đông hiện hữu.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận việc tăng vốn điều lệ đợt 3 của VietinBank (thêm 6.500 tỷ đồng) từ cổ đông hiện hữu thay thế đợt tăng vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài The Bank of Novascotia (BNS) - một ngân hàng lớn của Canada.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, trường hợp VietinBank không tăng vốn được từ phát hành cho BNS trong năm 2011, VietinBank phải sử dụng các giải pháp khác để hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Ngân hàng phải cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay ở các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản… đảm bảo sau khi VietinBank tăng vốn đợt 2 từ cổ đông hiện hữu, duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% theo quy định.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính bố trí kinh phí mua cổ phần phát hành thêm của cổ đông Nhà nước tại VietinBank là 2.708 tỷ đồng để tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là 80,31% vốn điều lệ của VietinBank.
Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của Vietcombank từ 17.587,540 tỷ đồng lên 19.698 tỷ đồng theo kết quả phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2010 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12%./.
Minh Thúy (Vietnam+)