Công ty tư vấn quốc tế A.T Keaarney vừa công bố báo cáo “Chỉ số niềm tin đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2012” cho thấy các nước châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, là điểm đến đầu tư có sức hấp dẫn nhất năm nay.
Báo cáo nêu rõ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mỹ, Đức và Australia là 6 nước đứng đầu bảng xếp hạng. Một số nền kinh tế châu Á đang vươn lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng, trong đó Singapore từ vị trí thứ 24 năm ngoái vươn lên đứng thứ 7, Indonesia từ thứ 20 vươn lên đứng thứ 9, Việt Nam đứng thứ 14 và Thái Lan đứng thứ 16.
Báo cáo cho rằng những con số này đã phản ánh trọng tâm kinh tế toàn cầu “đã thay đổi mang tính hệ thống chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông."
Theo giới phân tích, các nước châu Á là mảnh đất hấp dẫn nhất của đầu tư nước ngoài, không chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn bao gồm cổ phiếu và thị trường chứng khoán. Kinh tế châu Á những năm gần đây liên tục phát triển, điều này đã cung cấp một mặt bằng vĩ mô ổn định cho các nước trong khu vực.
Ngoài ra, so với các nơi khác trên thế giới, châu Á vẫn có ưu thế về giá thành, mặc dù lạm phát châu Á những năm gần đây có phần tăng lên, nhưng dự kiến sẽ giảm bớt trong năm 2012, vì vậy xu thế vốn đầu tư nước ngoài liên tiếp đổ vào châu Á sẽ không thay đổi.
Cùng với việc thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực châu Á, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác ASEAN+3 với Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, cũng như việc ký các hiệp định đầu tư nội khối và khu vực, dự kiến xu thế tăng trưởng đầu tư lẫn nhau trong khu vực châu Á cũng sẽ tăng lên rõ rệt.
Trong năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp tại các nước Đông Nam Á tăng với tốc độ kinh ngạc: Singapore tăng 153%, đạt 39 tỷ USD; Indonesia tăng 160%, đạt 13 tỷ USD; Malaysia tăng 537%, đạt 9 tỷ USD./.
Báo cáo nêu rõ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mỹ, Đức và Australia là 6 nước đứng đầu bảng xếp hạng. Một số nền kinh tế châu Á đang vươn lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng, trong đó Singapore từ vị trí thứ 24 năm ngoái vươn lên đứng thứ 7, Indonesia từ thứ 20 vươn lên đứng thứ 9, Việt Nam đứng thứ 14 và Thái Lan đứng thứ 16.
Báo cáo cho rằng những con số này đã phản ánh trọng tâm kinh tế toàn cầu “đã thay đổi mang tính hệ thống chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông."
Theo giới phân tích, các nước châu Á là mảnh đất hấp dẫn nhất của đầu tư nước ngoài, không chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn bao gồm cổ phiếu và thị trường chứng khoán. Kinh tế châu Á những năm gần đây liên tục phát triển, điều này đã cung cấp một mặt bằng vĩ mô ổn định cho các nước trong khu vực.
Ngoài ra, so với các nơi khác trên thế giới, châu Á vẫn có ưu thế về giá thành, mặc dù lạm phát châu Á những năm gần đây có phần tăng lên, nhưng dự kiến sẽ giảm bớt trong năm 2012, vì vậy xu thế vốn đầu tư nước ngoài liên tiếp đổ vào châu Á sẽ không thay đổi.
Cùng với việc thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực châu Á, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác ASEAN+3 với Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, cũng như việc ký các hiệp định đầu tư nội khối và khu vực, dự kiến xu thế tăng trưởng đầu tư lẫn nhau trong khu vực châu Á cũng sẽ tăng lên rõ rệt.
Trong năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp tại các nước Đông Nam Á tăng với tốc độ kinh ngạc: Singapore tăng 153%, đạt 39 tỷ USD; Indonesia tăng 160%, đạt 13 tỷ USD; Malaysia tăng 537%, đạt 9 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)