Ngày 23/12, ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho biết: đến thời điểm này, Chính phủ đã ban hành xong 25 Nghị quyết về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính của các bộ, ngành, làm cơ sở để thực thi giai đoạn 3 - giai đoạn thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục.
Theo Nghị quyết này, nhiều thủ tục không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp đã được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính theo hướng có lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, cắt giảm trình tự thủ tục, pháp lý hóa các thủ tục hành chính cần thiết, hợp lý nhưng chưa hợp pháp, phân cấp hoặc áp dụng các biện pháp thay thế, giảm thiểu phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Đơn cử như thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã được ghép từ 4 thủ tục khác. Nhiều thành phần hồ sơ đã bãi bỏ như quyết định xếp hạng doanh nghiệp và thang bảng lương đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động; hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc; quyết định tuyển dụng.
Người dân chỉ phải nộp bản chụp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của đơn vị sử dụng lao động trong thành phần hồ sơ. 16 thủ tục hành chính trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; môi trường; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ của Bộ Tài nguyên Môi trường đã được bãi bỏ theo Nghị quyết của Chính phủ.
Việc rà soát các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đã loại bỏ được thời điểm có hiệu lực khởi công của giấy phép và một nhóm các thủ tục về gia hạn. Đặc biệt, với việc miễn phí xây dựng từ ngày 1/2/2011 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 80/2010/QĐ-TTg đã góp phần giảm chi phí và khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng công trình, đảm bảo sự công bằng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Nhiều kết quả của cải cách thủ tục hành chính đã đi vào cuộc sống và được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao, nhất là các thủ tục liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan.
Theo ông Ngô Hải Phan, từ ngày 6/1/2011, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ sẽ chấm dứt hoạt động thay vào đó là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. Nhiệm vụ của Cục này được mở rộng gấp 4 lần so với Tổ công tác hiện nay.
Ngoài việc rà soát theo chuyên đề hàng năm thì nhiệm vụ quan trọng của Cục là “gác cửa” từ khâu dự thảo. Toàn bộ dự thảo Thông tư liên tịch của các bộ, dự thảo quyết định của Thủ tướng, dự thảo Nghị định, Luật, pháp lệnh… Cục phải cho ý kiến trước khi các bộ, ngành gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Các cơ quan soạn thảo các văn bản có chứa đựng quy định về thủ tục hành chính phải đánh giá tác động theo 4 nhóm tiêu chí bắt buộc “sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp, tính hiệu quả”, tính hiệu quả là việc phải tính toán chi phí tuân thủ trước khi ban hành.
Cục này cũng đảm nhiệm việc duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên Internet và công khai, minh bạch ở tất cả các nơi giải quyết công việc cho người dân.
Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp nhận các ý kiến phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính như cơ chế chính sách không còn phù hợp, sự chậm trễ nhũng nhiễu trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, những sáng kiến của người dân về cải cách. Đây là cơ sở giúp Chính phủ phản ứng linh hoạt hơn đối với chính sách đã ban hành theo yêu cầu cuộc sống, giảm thiểu sự tùy tiện trong giải quyết thủ tục hành chính./.
Theo Nghị quyết này, nhiều thủ tục không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp đã được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính theo hướng có lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, cắt giảm trình tự thủ tục, pháp lý hóa các thủ tục hành chính cần thiết, hợp lý nhưng chưa hợp pháp, phân cấp hoặc áp dụng các biện pháp thay thế, giảm thiểu phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Đơn cử như thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã được ghép từ 4 thủ tục khác. Nhiều thành phần hồ sơ đã bãi bỏ như quyết định xếp hạng doanh nghiệp và thang bảng lương đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động; hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc; quyết định tuyển dụng.
Người dân chỉ phải nộp bản chụp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của đơn vị sử dụng lao động trong thành phần hồ sơ. 16 thủ tục hành chính trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; môi trường; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ của Bộ Tài nguyên Môi trường đã được bãi bỏ theo Nghị quyết của Chính phủ.
Việc rà soát các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đã loại bỏ được thời điểm có hiệu lực khởi công của giấy phép và một nhóm các thủ tục về gia hạn. Đặc biệt, với việc miễn phí xây dựng từ ngày 1/2/2011 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 80/2010/QĐ-TTg đã góp phần giảm chi phí và khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng công trình, đảm bảo sự công bằng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Nhiều kết quả của cải cách thủ tục hành chính đã đi vào cuộc sống và được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao, nhất là các thủ tục liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan.
Theo ông Ngô Hải Phan, từ ngày 6/1/2011, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ sẽ chấm dứt hoạt động thay vào đó là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. Nhiệm vụ của Cục này được mở rộng gấp 4 lần so với Tổ công tác hiện nay.
Ngoài việc rà soát theo chuyên đề hàng năm thì nhiệm vụ quan trọng của Cục là “gác cửa” từ khâu dự thảo. Toàn bộ dự thảo Thông tư liên tịch của các bộ, dự thảo quyết định của Thủ tướng, dự thảo Nghị định, Luật, pháp lệnh… Cục phải cho ý kiến trước khi các bộ, ngành gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Các cơ quan soạn thảo các văn bản có chứa đựng quy định về thủ tục hành chính phải đánh giá tác động theo 4 nhóm tiêu chí bắt buộc “sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp, tính hiệu quả”, tính hiệu quả là việc phải tính toán chi phí tuân thủ trước khi ban hành.
Cục này cũng đảm nhiệm việc duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên Internet và công khai, minh bạch ở tất cả các nơi giải quyết công việc cho người dân.
Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp nhận các ý kiến phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính như cơ chế chính sách không còn phù hợp, sự chậm trễ nhũng nhiễu trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, những sáng kiến của người dân về cải cách. Đây là cơ sở giúp Chính phủ phản ứng linh hoạt hơn đối với chính sách đã ban hành theo yêu cầu cuộc sống, giảm thiểu sự tùy tiện trong giải quyết thủ tục hành chính./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)