45 loài sinh vật ở Australia có nguy cơ tuyệt chủng

Một tổ chức của Australia kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp 93 triệu AUD nhằm cứu loài chuột túi vàng, sóc đuôi vảy có nguy cơ tuyệt chủng.
45 loài sinh vật tự nhiên tại khu vực miền Tây Australia, Kimberley, sẽ bị tuyệtchủng trong vòng 20 năm tới nếu như ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng khôngcó biện pháp bảo vệ phù hợp.

Đây là kết quả nghiên cứu do tổ chức CSIRO tiến hành và được mạng tin trực tuyếnNine News đưa tin ngày hôm nay (23/3)s.

Tổ chức cũng kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp khoản tiền 93 triệu AUD nhằm cứu các cá thểquý như loài chuột túi vàng, sóc đuôi vảy và loài chuột túi nhỏ Donjon Rock đangđứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, cho tới nay, nguồn tiền chính phủ và các tổ chức tài trợ chỉ gần 20triệu AUD và với số tiền trên, ít nhất 31 loài vật tự nhiên khác vẫn đang đứngtrước nguy hiểm.

Số lượng các loài vật nằm trong danh sách đỏ bao gồm chim, thú có vú và các loàibò sát như loài chuột đóm trèo cây và chuột ăn hạt dẻ sống ở khu vực phía Tây.

Báo cáo trên cho biết thêm, cách giảm chi phí và bảo vệ sự tuyệt diệt của cácsinh vật tối ưu nhất là khống chế được sự hoành hành của loài mèo hoang trên samạc, sinh vật có răng nanh tấn công nguy hiểm nhất.

Bên cạnh đó, cần phải khống chế được cháy rừng và các loài động vật ăn cỏ, lànhững nhân tố đe dọa tới các đời sống các động vật hoang dã.

Chủ nhiệm dự án Hugh Missingham cho biết, để có thể bảo vệ các loài sinh vậtmiền Tây trên, số tiền hàng năm cần tới ít nhất là 40 triệu AUD, trong đó tậptrung chủ yếu vào việc tăng cường môi trường sống tự nhiên, khí hậu và nơi sinhsống cho các loài vật.

Ông Missingham đánh giá đây được coi là kế hoạch quan trọng nhất nhằm bảo vệ hệđộng vật hoang dã của Australia, trong đó có nhiều loài động vật có vú và chimmang tính biểu tượng với chi phí cho mỗi loài ít nhất là 1 triệu AUD/năm./.

Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.