Ngay sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra tại chung cư JSC 34, ông Nguyễn Đình Bình, Phó trưởng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về tình trạng mất an toàn cháy nổ hiện nay của các tòa nhà cao tầng dành cho tái định cư ở Hà Nội.
"Kết quả của đợt thanh, kiểm tra 6 tháng cuối năm 2009 đã chỉ ra, có tới 46 nhà tái định cư vẫn còn nằm trên bản đồ 'đỏ' về nguy cơ cháy nổ, chiếm tới hơn 12% tổng số nhà cao tầng đã được đưa vào sử dụng," ông Bình nhấn mạnh.
Cụ thể, bên cạnh việc ý thức người dân còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ công tác cứu hỏa cũng đang xuống cấp nhanh. Nhiều chung cư không thường xuyên bảo trì máy móc, dẫn đến hiện tượng có hai máy bơm thì một máy không thể chạy được.
“Thậm chí, trong đợt thanh kiểm tra vừa rồi, chúng tôi đã lập biên bản xử lý với một số nhà tái định cư khu vực Trung Hòa-Nhân Chính vì đã bắn đinh, khóa chặt cửa lối thoát nạn của tòa nhà,” ông Bình nói.
Cũng về vấn đề này, ông Phan Đăng Tiến, trưởng ban quản lý chung cư Licogi 13, tòa nhà ngay sát cạnh địa điểm xảy ra vụ cháy tòa nhà JSC 34 ngày 10/3, cho biết hiện nay trên thế giới không còn nhiều nơi sử dụng hệ thống ống dẫn rác chạy xuyên suốt các tầng. Nguyên nhân chính, theo ông Tiến là do không thể kiểm soát được việc người dân vứt xuống đây các chất gây cháy.
Ông Bình cũng khẳng định: “Chỉ ở Việt Nam mới có chuyện cháy ống xả rác”. Theo ông Bình, trong thiết kế, ống xả rác vốn được làm bằng những vật liệu rất bền, chịu được nhiệt độ cao và không thể cháy được. Nhưng khi đưa vào sử dụng ở Việt Nam, do ý thức của người dân còn thấp nên mới có hiện tượng cháy nổ xảy ra.
“Người dân vứt xuống ống xả rác cả bàn, ghế, tủ hỏng. Những loại rác thải cỡ lớn này không chạy xuống dưới được nên mắc lửng lơ giữa các tầng. Chỉ cần một người sơ ý để mồi lửa rơi vào theo đường ống này là ngay lập tức có thể gây cháy,” ông Bình cho hay./.
"Kết quả của đợt thanh, kiểm tra 6 tháng cuối năm 2009 đã chỉ ra, có tới 46 nhà tái định cư vẫn còn nằm trên bản đồ 'đỏ' về nguy cơ cháy nổ, chiếm tới hơn 12% tổng số nhà cao tầng đã được đưa vào sử dụng," ông Bình nhấn mạnh.
Cụ thể, bên cạnh việc ý thức người dân còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ công tác cứu hỏa cũng đang xuống cấp nhanh. Nhiều chung cư không thường xuyên bảo trì máy móc, dẫn đến hiện tượng có hai máy bơm thì một máy không thể chạy được.
“Thậm chí, trong đợt thanh kiểm tra vừa rồi, chúng tôi đã lập biên bản xử lý với một số nhà tái định cư khu vực Trung Hòa-Nhân Chính vì đã bắn đinh, khóa chặt cửa lối thoát nạn của tòa nhà,” ông Bình nói.
Cũng về vấn đề này, ông Phan Đăng Tiến, trưởng ban quản lý chung cư Licogi 13, tòa nhà ngay sát cạnh địa điểm xảy ra vụ cháy tòa nhà JSC 34 ngày 10/3, cho biết hiện nay trên thế giới không còn nhiều nơi sử dụng hệ thống ống dẫn rác chạy xuyên suốt các tầng. Nguyên nhân chính, theo ông Tiến là do không thể kiểm soát được việc người dân vứt xuống đây các chất gây cháy.
Ông Bình cũng khẳng định: “Chỉ ở Việt Nam mới có chuyện cháy ống xả rác”. Theo ông Bình, trong thiết kế, ống xả rác vốn được làm bằng những vật liệu rất bền, chịu được nhiệt độ cao và không thể cháy được. Nhưng khi đưa vào sử dụng ở Việt Nam, do ý thức của người dân còn thấp nên mới có hiện tượng cháy nổ xảy ra.
“Người dân vứt xuống ống xả rác cả bàn, ghế, tủ hỏng. Những loại rác thải cỡ lớn này không chạy xuống dưới được nên mắc lửng lơ giữa các tầng. Chỉ cần một người sơ ý để mồi lửa rơi vào theo đường ống này là ngay lập tức có thể gây cháy,” ông Bình cho hay./.
PV (Vietnam+)