Ngày 13/12, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2011 sẽ có năm nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động cao, với nhu cầu khoảng 150.000 lao động, chiếm hơn 58% nhu cầu ở các ngành nghề.
Đó là các nhóm ngành marketing, nhân viên kinh doanh, bán hàng; dệt may, giày da, nhựa, bao bì; dịch vụ, phục vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng; điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; cơ khí, luyện kim, điện.
Tuy nhiên, năm 2011, thị trường lao động sẽ tiếp tục diễn ra nghịch lý trong cung-cầu, đó là tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động. Cụ thể, thiếu lao động phổ thông trong những ngành nghề thâm dụng lao động nhưng lại thừa lao động có trình độ nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Một số ngành sẽ tiếp tục thiếu lao động phổ thông như dệt may, giày da, nhựa, bao bì, chế biến thực phẩm… Bên cạnh đó, một số ngành nghề qua đào tạo như kế toán, tin học, quản trị kinh doanh, hành chính văn phòng… tiếp tục có nguồn cung tăng nhanh vượt so với cầu nhân lực.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, với xu thế chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng các ngành nghề có chất xám, kỹ thuật công nghệ cao, gia tăng các ngành dịch vụ và hạn chế ngành thâm dụng lao động thì nhu cầu lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao sẽ tiếp tục gia tăng qua từng năm.
Để quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cần sự tham gia của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo…
Đặc biệt, đối với công tác đào tạo chú trọng định hướng các trường dạy nghề tổ chức thực hiện chuẩn đầu ra chung cho từng nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời tổ chức hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp./.
Đó là các nhóm ngành marketing, nhân viên kinh doanh, bán hàng; dệt may, giày da, nhựa, bao bì; dịch vụ, phục vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng; điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; cơ khí, luyện kim, điện.
Tuy nhiên, năm 2011, thị trường lao động sẽ tiếp tục diễn ra nghịch lý trong cung-cầu, đó là tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động. Cụ thể, thiếu lao động phổ thông trong những ngành nghề thâm dụng lao động nhưng lại thừa lao động có trình độ nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Một số ngành sẽ tiếp tục thiếu lao động phổ thông như dệt may, giày da, nhựa, bao bì, chế biến thực phẩm… Bên cạnh đó, một số ngành nghề qua đào tạo như kế toán, tin học, quản trị kinh doanh, hành chính văn phòng… tiếp tục có nguồn cung tăng nhanh vượt so với cầu nhân lực.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, với xu thế chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng các ngành nghề có chất xám, kỹ thuật công nghệ cao, gia tăng các ngành dịch vụ và hạn chế ngành thâm dụng lao động thì nhu cầu lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao sẽ tiếp tục gia tăng qua từng năm.
Để quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cần sự tham gia của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo…
Đặc biệt, đối với công tác đào tạo chú trọng định hướng các trường dạy nghề tổ chức thực hiện chuẩn đầu ra chung cho từng nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời tổ chức hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)