Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Indonesia vừa chính thức phối hợp triển khai gói hỗ trợ kỹ thuật trị giá 500.000 USD, nhằm cải thiện năng lực của chính phủ Indonesia trong phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế đối tác công tư (PPP).
Nguồn vốn trên được ADB cân đối từ nguồn đóng góp của chính phủ Nhật Bản tại Quỹ Xóa đói giảm nghèo Nhật Bản (JFPR) mà ADB đang quản lý.
Đại diện Phái đoàn Thường trực ADB tại Indonesia, Bob Finlayson, cho biết gói hỗ trợ kỹ thuật nói trên sẽ giúp các cơ quan chức năng Indonesia nâng cao năng lực chuẩn bị các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân; đồng thời quản lý, giám sát tốt hơn những dự án đó.
Giới chuyên gia đánh giá tích cực ý nghĩa thiết thực của chương trình nói trên, trong bối cảnh thị trường vốn và đầu tư Indonesia đang và sẽ chịu nhiều tác động bất lợi trước tình hình khủng hoảng tại nhiều trung tâm kinh tế thế giới hiện nay.
Thực tế, chính phủ Indonesia đang cố gắng huy động khoảng 140 tỷ USD vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng trong vòng 5 năm tới. Ước tính 60% tổng số vốn cần thiết đã lên kế hoạch sẽ do khu vực tư nhân đáp ứng.
Tuy nhiên, trong nhiều dự án PPP, chính phủ Indonesia chưa thể tạo ra được sức hấp dẫn đáng kể đối với thị trường, do những quan ngại về khâu thiết kế, chuẩn bị và triển khai khi so sánh với những loại hình đầu tư khác.
Các số liệu thống kế cho thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, Indonesia đã cố gắng phục hồi những dự án đầu tư phát triển hạ tầng theo cơ chế đối tác công tư bị hủy hoặc treo, song tổng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng hiện chỉ chiếm khoảng 4% GDP - thấp hơn mức trung bình từ 6-7% GDP đối với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á./.
Nguồn vốn trên được ADB cân đối từ nguồn đóng góp của chính phủ Nhật Bản tại Quỹ Xóa đói giảm nghèo Nhật Bản (JFPR) mà ADB đang quản lý.
Đại diện Phái đoàn Thường trực ADB tại Indonesia, Bob Finlayson, cho biết gói hỗ trợ kỹ thuật nói trên sẽ giúp các cơ quan chức năng Indonesia nâng cao năng lực chuẩn bị các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân; đồng thời quản lý, giám sát tốt hơn những dự án đó.
Giới chuyên gia đánh giá tích cực ý nghĩa thiết thực của chương trình nói trên, trong bối cảnh thị trường vốn và đầu tư Indonesia đang và sẽ chịu nhiều tác động bất lợi trước tình hình khủng hoảng tại nhiều trung tâm kinh tế thế giới hiện nay.
Thực tế, chính phủ Indonesia đang cố gắng huy động khoảng 140 tỷ USD vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng trong vòng 5 năm tới. Ước tính 60% tổng số vốn cần thiết đã lên kế hoạch sẽ do khu vực tư nhân đáp ứng.
Tuy nhiên, trong nhiều dự án PPP, chính phủ Indonesia chưa thể tạo ra được sức hấp dẫn đáng kể đối với thị trường, do những quan ngại về khâu thiết kế, chuẩn bị và triển khai khi so sánh với những loại hình đầu tư khác.
Các số liệu thống kế cho thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, Indonesia đã cố gắng phục hồi những dự án đầu tư phát triển hạ tầng theo cơ chế đối tác công tư bị hủy hoặc treo, song tổng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng hiện chỉ chiếm khoảng 4% GDP - thấp hơn mức trung bình từ 6-7% GDP đối với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á./.
Anh Ngọc (Vietnam+)