Ngày 28/1, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng dài hạn của một số tổ chức tài chính Canada.
Giá nhà cao và mức nợ kỷ lục của người tiêu dùng Canada có thể khiến các ngân hàng nước này dễ bị tổn thương hơn, đồng thời cũng gây ra những rủi ro lớn cho nền kinh tế.
Báo cáo của Moody's cho biết dựa trên các dữ liệu đánh giá về mức độ rủi ro đối với nền kinh tế của giá nhà và mức nợ cao của các hộ gia đình người Canada, Moody's đã hạ mức xếp hạng tín dụng dài hạn của 6 ngân hàng.
Toronto-Dominion (TD), ngân hàng lớn thứ 2 Canada, bị hạ từ mức xếp hạng tín dụng cao nhất AAA xuống AA1; Ngân hàng Nova Scotia và Desjardins, hạ từ AA1 xuống AA2.
Ba ngân hàng khác là Ngân hàng quốc gia, Ngân hàng Montreal và CIBC đều bị hạ từ mức AA2 xuống AA3.
Ngân hàng Hoàng gia Canada là ngân hàng duy nhất trong 6 ngân hàng lớn nhất Canada không bị hạ mức xếp hạng.
Bất chấp những cảnh báo liên tục của Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC), mức nợ của người tiêu dùng Canada vẫn tiếp tục tăng lên.
Tính đến tháng 9/2012, nợ của các hộ gia đình so với thu nhập thực tế (sau khi nộp thuế và đóng phí bảo hiểm) đã tăng lên mức kỷ lục 165% (tăng đáng kể so với mức tăng 137% của năm 2007), khiến các ngân hàng Canada dễ bị tổn thương hơn và trở thành một nguy cơ lớn đe dọa nền kinh tế.
Trước đó, trong tháng 12/2012, hãng xếp hạng tín dụng S&P cũng đã hạ mức xếp hạng tín dụng của 6 ngân hàng Canada bao gồm cả Ngân hàng Nova Scotia và Ngân hàng Quốc gia.
Ngay sau quyết định của Moody's, Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty đã tuyên bố chính phủ hoàn toàn kiểm soát lĩnh vực tài chính và từ năm 2008 đến nay, Canada đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ thị trường nhà ở và kiềm chế nợ cá nhân.
Ông Jim Flaherty khẳng định Canada sẽ tiếp tục giám sát thị trường nhà đất để đảm bảo sự ổn định dài hạn. Bộ trưởng nêu rõ toàn bộ hệ thống ngân hàng của Canada vẫn được đánh giá là vững mạnh và uy tín nhất thế giới./.
Giá nhà cao và mức nợ kỷ lục của người tiêu dùng Canada có thể khiến các ngân hàng nước này dễ bị tổn thương hơn, đồng thời cũng gây ra những rủi ro lớn cho nền kinh tế.
Báo cáo của Moody's cho biết dựa trên các dữ liệu đánh giá về mức độ rủi ro đối với nền kinh tế của giá nhà và mức nợ cao của các hộ gia đình người Canada, Moody's đã hạ mức xếp hạng tín dụng dài hạn của 6 ngân hàng.
Toronto-Dominion (TD), ngân hàng lớn thứ 2 Canada, bị hạ từ mức xếp hạng tín dụng cao nhất AAA xuống AA1; Ngân hàng Nova Scotia và Desjardins, hạ từ AA1 xuống AA2.
Ba ngân hàng khác là Ngân hàng quốc gia, Ngân hàng Montreal và CIBC đều bị hạ từ mức AA2 xuống AA3.
Ngân hàng Hoàng gia Canada là ngân hàng duy nhất trong 6 ngân hàng lớn nhất Canada không bị hạ mức xếp hạng.
Bất chấp những cảnh báo liên tục của Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC), mức nợ của người tiêu dùng Canada vẫn tiếp tục tăng lên.
Tính đến tháng 9/2012, nợ của các hộ gia đình so với thu nhập thực tế (sau khi nộp thuế và đóng phí bảo hiểm) đã tăng lên mức kỷ lục 165% (tăng đáng kể so với mức tăng 137% của năm 2007), khiến các ngân hàng Canada dễ bị tổn thương hơn và trở thành một nguy cơ lớn đe dọa nền kinh tế.
Trước đó, trong tháng 12/2012, hãng xếp hạng tín dụng S&P cũng đã hạ mức xếp hạng tín dụng của 6 ngân hàng Canada bao gồm cả Ngân hàng Nova Scotia và Ngân hàng Quốc gia.
Ngay sau quyết định của Moody's, Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty đã tuyên bố chính phủ hoàn toàn kiểm soát lĩnh vực tài chính và từ năm 2008 đến nay, Canada đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ thị trường nhà ở và kiềm chế nợ cá nhân.
Ông Jim Flaherty khẳng định Canada sẽ tiếp tục giám sát thị trường nhà đất để đảm bảo sự ổn định dài hạn. Bộ trưởng nêu rõ toàn bộ hệ thống ngân hàng của Canada vẫn được đánh giá là vững mạnh và uy tín nhất thế giới./.
(TTXVN)