Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông cáo báo chí ngày 18/6 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết ADB và Chính phủ Indonesia đã nhất trí thiết lập chiến lược đối tác mới cho giai đoạn 2012-2014.
Theo kế hoạch trên, ADB sẽ hỗ trợ 2,5 tỷ USD giúp Indonesia thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và cải thiện tính bền vững về môi trường như chính phủ nước này đã cam kết phát triển vì tăng trưởng, tạo việc làm, bảo vệ môi trường và xóa đói nghèo.
Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Armida Alisjahbana đánh giá cao mối quan hệ hợp tác mới giữa hai bên, cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng đối với các kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của Chính phủ Indonesia.
Bà Armida Alisjahbana cho biết chiến lược đối tác mới được đưa ra sau khi ADB tiến hành các cuộc tham vấn với Chính phủ Indonesia và các đối tác phát triển khác đặt trọng tâm vào việc tăng cường các dự án đầu tư và tăng trưởng xanh; trong đó dành ưu tiên cho sáu lĩnh vực, bao gồm năng lượng, giao thông, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài chính, giáo dục, cung cấp nước và dịch vụ hành chính công ở tất cả các cấp.
Phó chủ tịch ADB Stephen P. Groff nói rằng trong bốn thập kỷ qua ADB luôn là đối tác giúp đỡ và hỗ trợ những nỗ lực phát triển và xóa đói giảm nghèo của Indonesia; đồng thời cho rằng quốc gia lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á này đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu đầy ấn tượng, mặc dù vẫn còn những thách thức phát triển ở phía trước.
Để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, ADB sẽ hỗ trợ Indonesia trong các dự án liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư nâng cao tính kết nối và cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu, chẳng hạn như nước sạch, năng lượng, vệ sinh môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, đào tạo nghề và tài chính.
Trong thời gian tới, ADB hỗ trợ 500 triệu USD - một phần trong gói tài chính của Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới (WB) - nhằm giúp kinh tế Indonesia trụ vững và duy trì được đà tăng trưởng trước bất cứ tác động tiêu cực nào phát sinh từ sự bất ổn tài chính toàn cầu.
Chính phủ Indonesia cũng đã chủ động đưa ra các biện pháp đối phó như tăng cường quản lý khủng hoảng, ổn định trái phiếu, xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách tài khóa và đưa ra các gói kích thích tăng trưởng./.
Theo kế hoạch trên, ADB sẽ hỗ trợ 2,5 tỷ USD giúp Indonesia thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và cải thiện tính bền vững về môi trường như chính phủ nước này đã cam kết phát triển vì tăng trưởng, tạo việc làm, bảo vệ môi trường và xóa đói nghèo.
Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Armida Alisjahbana đánh giá cao mối quan hệ hợp tác mới giữa hai bên, cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng đối với các kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của Chính phủ Indonesia.
Bà Armida Alisjahbana cho biết chiến lược đối tác mới được đưa ra sau khi ADB tiến hành các cuộc tham vấn với Chính phủ Indonesia và các đối tác phát triển khác đặt trọng tâm vào việc tăng cường các dự án đầu tư và tăng trưởng xanh; trong đó dành ưu tiên cho sáu lĩnh vực, bao gồm năng lượng, giao thông, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài chính, giáo dục, cung cấp nước và dịch vụ hành chính công ở tất cả các cấp.
Phó chủ tịch ADB Stephen P. Groff nói rằng trong bốn thập kỷ qua ADB luôn là đối tác giúp đỡ và hỗ trợ những nỗ lực phát triển và xóa đói giảm nghèo của Indonesia; đồng thời cho rằng quốc gia lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á này đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu đầy ấn tượng, mặc dù vẫn còn những thách thức phát triển ở phía trước.
Để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, ADB sẽ hỗ trợ Indonesia trong các dự án liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư nâng cao tính kết nối và cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu, chẳng hạn như nước sạch, năng lượng, vệ sinh môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, đào tạo nghề và tài chính.
Trong thời gian tới, ADB hỗ trợ 500 triệu USD - một phần trong gói tài chính của Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới (WB) - nhằm giúp kinh tế Indonesia trụ vững và duy trì được đà tăng trưởng trước bất cứ tác động tiêu cực nào phát sinh từ sự bất ổn tài chính toàn cầu.
Chính phủ Indonesia cũng đã chủ động đưa ra các biện pháp đối phó như tăng cường quản lý khủng hoảng, ổn định trái phiếu, xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách tài khóa và đưa ra các gói kích thích tăng trưởng./.
(TTXVN)